Tiểu thuyết tâm lí trong truyền thống văn học Nhật Bản

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 36 - 40)

Nhật Bản có thể xếp vào hàng những quốc gia có nền tiểu thuyết hiện đại đầu tiên trên thế giới. Từ tiểu thuyết Genji Monogatari (nguyên thị vật ngữ) đợc đánh giá là tiểu thuyết tâm lí đầu tiên của loài ngời.

Năm 2000, báo chí Pháp đã kỉ niệm lần thứ 1000 tác phẩm truyện Genji - một trong những kiệt tác mọi thời đại của nhân loại. Đây là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Nhật Bản ra đời vào khoảng 1004 -1011 của nữ sĩ tài ba Murasaki Shikibu (978-1014). Nhà nghiên cứu N.T.Phedorenko đã nhận xét: “Genji Monogatari của Murasaki Shikibu là đỉnh cao của văn xuôi dân tộc, là tài sản vô giá của nghệ thuật văn chơng Nhật, là mẫu mực ngôn ngữ hoàn chỉnh nhất của thời kì cổ điển. Chính trong tiểu thuyết này, ngôn ngữ Nhật

với tính biểu cảm phi thờng của nó đã đạt tới đỉnh cao xứng đáng đợc xếp vào hàng những ngôn ngữ văn học phát triển nhất của thế giới” [19; 1047].

Truyện Genji là một tiểu thuyết h cấu trên nền xã hội Nhật thời đại Heian. Tác phẩm dày khoảng 3000 trang, chia làm 54 quyển, dàn trải trên dới 70 năm với 3 thế hệ gồm nhiều nhân vật viết về cuộc đời trầm nổi của chàng hoàng tử Genji. Đây là cuốn hiện thực đầu tiên đi sâu vào đời sống tình cảm và tâm lí con ngời với giọng văn đầy chất thơ, với những thức động giác quan sâu xa giữa con ngời và vạn vật trong một tâm hồn đặc dị hoà hợp với thiên nhiên chỉ có thể tìm thấy trong các khu vờn Nhật bản. Trong tác phẩm, đã có nhiều đoạn nhân vật tự nói với chính mình. Chẳng hạn nhh bài thơ Đóng băng rồi là lời tự thán của Murasaki - nhân vật nữ chính trong thiên tiểu thuyết.

Đóng băng rồi nớc kia giữa đá đành bỏ cuộc chơi nhng bóng trăng sáng thì trôi giữa trời.

Vầng trăng lãng du giữa trời là chàng Genji tài hoa và đào hoa, khe nớc bất động giữa đá chính là nàng Murasaki bi cảm. Mỗi tên nhân vật trong truyện là một ẩn dụ cho tính cách, số phận và cuộc đời của chính nhân vật đó. Ukifune - tên một nữ nhân vật trong truyện, có nghĩa là con thuyền trôi nổi, tên nàng cũng rất phù hợp với cuộc đời nàng vì Uki có nghĩa là u sầu. Nhân vật Ukifune cô đọng trong nàng những yếu tố đặc sắc nhất của toàn bộ tiểu thuyết, của nghệ thuật d tình.. D tình, d vang, d vị, d hơng là những cái… mơ hồ, bất định nhng có sức ám ảnh lớn lao. Cái d tình đó vẫn thờng phảng phất màu sắc aware, một niềm bi cảm trớc cái đẹp và nỗi vô thờng mà thế giới của Truyện Genji luôn luôn biểu đạt.

Có thể nói Truyện Genji là “thánh th” của cái đẹp trong nền văn hoá Nhật Bản. Sự tôn thờ cái đẹp của thời Heian đợc thể hiện tinh tế và đa phơng trong tác phẩm này. Trong thời Heian, mọi cuộc giải trí trò chơi đều biến

thành nghệ thuật. Cả niềm vui và nỗi buồn cũng thế, phải biến thành thơ ca - nếu không thì vô nghĩa.

Truyện Genji thờng đợc xng tụng là tiểu thuyết tâm lí đầu tiên thế giới (The worrld’s first psychological novel). Chữ “đầu tiên” sẽ không có nghĩa gì nếu nh nó không phải là một kiệt tác. Nếu nh ta biết rằng mãi đến cuối thế kỉ XVIII, các kiệt tác của tiểu thuyết tâm lí mới thực sự ra đời ở Trung Quốc (Hồng lâu mộng, 1792) và châu Âu thì ta mới hiểu hết tầm quan trọng của truyện Genji. Virginia woolf đã từng lấy làm buồn rằng không có thiên tài Shakes peare trong nữ giới nhng ở Nhật nàng Murasaki thực sự là một Shakes peare. Sáng tác tiểu thuyết, nàng tinh tế và gợi cảm trong nữ tính tuyệt vời của mình cũng nh Shakes peare mãnh liệt và rộng lớn trong nam tính hùng vĩ của ông. Chính nhà nghiên cứu Earl miner đã từng nhận định: “Thế giới Genji đã diễn ra hơn 1000 năm trớc mà sao những nhục thân kia còn ấm, những nụ cời kia còn tơi? Họ sống là do thiên tài sáng tạo của một phụ nữ, ngời mà thế giới quen gọi là Murasaki Shikibu - một ngời đàn bà có thân thế vẫn còn mờ ảo sinh ra từ hơn 1000 năm trớc đã viết nên một tiểu thuyết không chỉ là vĩ đại nhất trong văn chơng Nhật, đó còn là một tiểu thuyết ở tầm mức phi thờng mà nhân loại không từng nhìn thấy ở bất kì nơi đâu qua hàng bao thế kỉ”[7].

Đến thời kì thế kỉ XVII - nửa đầu thế kỉ XIX thờng đợc gọi là thời kì Êdo hay Yêdo là thời kì Nhật Bản đóng cửa không giao thơng với t bản ph- ơng Tây. Nhng đây đồng thời cũng là thời kì tầng lớp thị dân đặc biệt là th- ơng nhân và thị thành phát triển mạnh. Trên cơ sở đó một nền văn chơng mang chất men mới đã nở rộ. Và thể loại tiểu thuyết tâm lí phát triển mạnh với đại diện tiêu biểu là Xaikaku Ihara (1653-1724) với 16 tập Truyện về cuộc đời phù du. Ông đã đề cập đến những đề tài đơng thời và xây dựng nhân vật đi sâu vào tâm lí con ngời: truyện tình say đắm, truyện huê tình, truyện chiến tranh, truyện giới buôn bán.

Vào thời hiên đại - văn học thời Minh Trị, văn đàn mở rộng cửa đón gió Tây. Đó là giai đoạn làm quen, bắt chớc và thể nghiệm. Trong luồng t tởng

mới nhiều nhà văn đâu tiên của giai đoạn mới xuất hiện. Họ hớng về phơng Tây, bỏ các đề tài truyền thống và chịu nhiều ảnh hởng từ lối viết phơng Tây. Những đại diện u tú của thời kì đầu đã tiến sâu hơn vào những phản ứng tâm lí của các nhân vật nh: Phutabalêi Simêi (1864- 1909) thờng miêu tả những nhân vật bất mãn, hoang mang trớc thời cuộc; Môri ogai (1862-1922) với truyện Vũ nữ miêu tả sự tan vỡ của mối tình giữa một thanh niên Nhật và một cô gái Đức. Tác phẩm này mở đầu cho thể loai tự truyện tiểu thuyết hoá (tiểu thuyết về cái “tôi”) sẽ phát triển mạnh.

Khi trào lu văn học, văn hoá phơng Tây du nhập ồ ạt vào nớc Nhật, truyền thống văn hoá Nhật Bản có nguy cơ bị mai một. Những băn khoăn, day dứt do xung đột giữa mới và cũ, giữa Đông và Tây, giữa ý nghĩa sống và chết đợc các nhà văn phản ánh rất rõ trong sáng tác của mình. Trong số đó phải kể đến Tanizaki Yunichiro (1886-1965), viết về những xung đột nội tâm giữa Đông và Tây; R.akutagaoa (1892-1927) đã cố gắng kết hợp văn hoá châu Âu và văn hoá Nhật trong các tác phẩm của mình. Tác phẩm của ông mang lại tiếng chuông độc đáo: trở về gốc truyện truyền thống nhng phân tích tâm lí hiện đại. Một nhà văn nổi tiếng từ những năm 1905 - 1915, Siga Naoya (1883-1971), văn phong của ông kết hợp đợc cái đẹp của những rung cảm và phân tích tâm lí rất tinh tế. Trong tác phẩm của mình, ông thờng miêu tả rất tỉ mỉ, sâu sắc những ý nghĩ và tình cảm của con ngời trớc những sự việc bình thờng hàng ngày.

Trong số những nhà văn nổi lên sau thời kì 1905 - 1915, phải kể đến hai đại diện xuất sắc là Yôkôkamittr Riichi và Kawabata yasunari. Họ đều là những bậc thầy của tiểu thuyết tâm lí.

Các sáng tác của các nhà văn nhất là từ sau cuộc cải cách Minh Trị 1868 đã bắt đầu quan tâm đến số phận con ngời, bi kịch cá nhân, đặc biệt là tâm trạng bi quan, thất vọng của con ngời trớc sự kéo dài dai dẳng cuả xung đột hai luồng văn hoá. Chủ đề này trở đi trở lại trong các sáng tác nghệ thuật của Nhật Bản mà Y.kawabata là một hiện tợng tiêu biểu.

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w