Độc thoại nội tâm dạng tổng hợp

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 62 - 64)

Dấu hiệu để nhận biết độc thoại nôi tâm dạng tổng hợp là sự đan xen của những yếu tố thuộc về nội dung và hình thức. Độc thoại nội tâm dạng tổng hợp thờng nằm trong một đoạn văn khá dài. ở đó thờng có những dấu hiệu của độc thoại nội tâm thuần tuý, độc thoại nội tâm dạng nửa trực tiếp, đan xen với ngôn ngữ trần thuật. Có những trờng hợp, nếu nh chỉ nhìn đơn giản vào dấu hiệu hình thức thì có thể phân làm hai hoặc nhiều lần độc thoại nội tâm nhng nếu xét trong mạch suy t của nhân vật thì chỉ là một. Sau đây là một ví dụ:

“Singo bỗng chợt nghĩ hay là ông vừa nghe tiếng biển. Nhng không -đây rõ ràng là tiếng núi.

Nó giống nh tiếng gió xa, nhng có thể ví với tiếng rền rĩ trầm vang từ sâu trong lòng đất vọng ra. Singo cảm thấy nh đó là tiếng rền từ trong chính bản thân mình hoặc bị ù tai, vì thế ông lắc mạnh đầu.

Tiếng rền biến mất.

Đến lúc ấy, Singo mới cảm thấy sợ. Biết đâu đó chẳng là dấu hiệu thần chết sắp gọi ông?” [19; 441].

Cũng có khi, độc thoại nội tâm dạng tổng hợp là sự kết hợp với những giấc mơ. Trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi, ông Singo đã 9 lần nằm mơ và có hẳn một chơng tên là “Giấc mơ về đảo vắng”. Còn trong Ngời đẹp say ngủ thì nhân vật Eguchi 3 lần nằm mơ.

Tuy những giấc mơ hay độc thoại nội tâm dạng tổng hợp xuất hiện không nhiều so với những dạng khác nhng nó cũng mang ý nghĩa nhất định, chuyển tải những ý đồ t tởng của nhà văn.

Các giấc mơ lu giữ những ẩn ức ở cõi vô thức bùng nổ dữ dội. Mọi những kiểm duyệt của luân lí, đạo đức bị cởi bỏ tựa nh cơ thể trần truồng nguyên sơ của các cô gái trong Ngời đẹp say ngủ. Cơ thể nữ trong đó trở thành cõi hỗn mang đầy những xung đột va chạm để tái sinh con ngời. Eguchi trải qua bao cuộc vật lộn, thể nghiệm để lớn dần, thay đổi dần từ căn phòng huyền bí ấy.

Các giấc mơ là một dạng thức độc thoại nội tâm, là một phơng tiện để khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi, 9 lần nhân vật nằm mơ thì chỉ có một lần là của bà Yaxuco - vợ ông Singo, còn lại là của ông Singo. Đó đều là giấc mơ về những chuyện khủng khiếp: ngôi nhà đổ, đảo vắng, ngời có bộ râu đen, trứng rắn, sa mạc Đó đều là những… sự vật, con ngời không đủ vóc dáng, không tên tuổi: ngời đàn ông không đầu, đàn muỗi khổng lồ nh một cái cây sự biến ảo trong những giấc mơ đều gắn… với một nguyên do nào đó đối với nhân vật trong quá khứ, hiện tại, tơng lai. Đôi khi trong mơ, Singo thấy mình trở thành một sĩ quan với gơm và súng sáng loáng rồi bỗng nhiên “hoá thành hai nguời: một Singo đứng nhìn, một Singo kia với bộ quân phục đang bốc lửa”. Có lẽ chính những ức chế về đạo đức đã ảnh hởng đến ông ngay cả trong giấc ngủ. Đối với nhân vật này, những ức chế của cuộc sống thờng ngày là nguyên nhân dẫn đến sự giải toả về mặt tâm lí thể hiện trong những giấc mơ về đêm.

Trong Ngời đẹp say ngủ, nhân vật Eguchi đã có 3 lần nằm mơ về những sự việc khác nhau. Nếu ở giấc mơ thứ nhất, ông bị một ngời đàn bà bốn chân quặp chặt; giấc mơ thứ hai Eguchi thấy con gái mình sinh ra một quái thai thì giấc mơ thứ ba là một chuỗi mộng mị liên tiếp kéo dài. Thoạt đầu ông mơ về những trò dâm dục, sau đó ông thấy mình đang đi về nhà sau chuyến du ngoạn trăng mật và “những ngôi nhà của ông nh bị chìm trong một biển đầy hoa thợc dợc đang lay động trớc làn gió Eguchi nhìn chăm chú một bông… hoa to hơn các hoa khác, một giọt đỏ rỉ ra từ một trong những cánh hoa” [19; 808]. Đây có thể là những giấc mơ thể hiện tâm trạng bất an, dấu hiệu tuổi già và cái chết của nhân vật.

Những giấc mơ kì lạ của các nhân vật trong sáng tác của Kawabata suy cho cùng là những biện pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để khai thác tâm lí nhân vật. Những biểu hiện của các giấc mơ phản ánh những ẩn ức về đạo đức và sinh lí con ngời, những điều không thể thực hiện đợc trong ngày thờng đã đi vào giấc mơ dới một hình thức vô thức.

Giấc mơ trong sáng tác của Kawabata vừa là một dạng độc thoại nội tâm của nhân vật vừa là những yếu tố nghệ thuật độc đáo mang vẻ đẹp của phơng Đông gắn với t duy nghệ thuật và hệ thống thi pháp của nhà văn. Đó là sự tiếp nối mang tính chất truyền thống trong văn học Nhật Bản qua các thời đại và là sự học tập những phơng thức nghệ thuật hiện đại Tây phơng. Sự hoà quyện này càng làm cho những sáng tác của Kawabata vừa mang hơi thở của cuộc sống vừa hấp dẫn lôi cuốn ngời đọc.

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 62 - 64)