Độc thoại nội tâm trực tiếp

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 56 - 59)

Có ngời gọi đây là dạng độc thoại nội tâm mà nhân vật nói thành lời những suy nghĩ của mình kèm với lời giới thiệu của ngời dẫn truyện: “Ông lẩm bẩm”, “ông thốt lên”, “ông kêu lên thành tiếng” Kết quả khảo sát cho… thấy trong Tiếng rền của núi có 14 lần nhân vật Singo độc thoại nội tâm trực tiếp và trong Ngời đẹp say ngủ có 19 lần ông già Eguchi độc thoại nội tâm trực tiếp. Ví dụ nh “Cúc gai là một giống hoa giỏi chịu đựng đến đáng khâm phục- Singo thốt lên” [19; 474]; “Bão tố ở trên trời, bão tố ở trên trời Singo… bất giác lẩm bẩm cái tiêu đề của bức Rocan giả của mình” [19 ; 520].

Hay trong Ngời đẹp say ngủ, ông già Eguchi cũng đã nhiều lần tự nói “một mình mình biết một mình mình nghe”: “Có lẽ mình nên ngủ thôi, ông

nghe mình lẩm bẩm một cách vô ích rồi thêm, đây không phải là giấc ngủ nghìn thu đâu. Không phải thế đâu, cho nàng hay cho cả mình” [19; 751]; “Lạ nhỉ, Eguchi thốt lên, nhìn cái vali tơm tất. Nàng có ý gì khi làm việc này?” [19; 777].

Những lần độc thoại này vừa góp phần biểu hiện cụ thể hơn tâm trạng Eguchi và Singo nhng quan trọng hơn nó đã làm nổi lên trạng thái cô đơn đến cùng cực của nhân vật. Bởi khi con ngời lâm vào cảnh cô đơn, bế tắc, không có ngời chia sẻ, họ có xu hớng tự tạo đối tợng giao tiếp “ảo”. Điều này gợi lên sự cay đắng, xót xa cho số phận con ngời.

Cảm nhận của Y.kawabata về nỗi cô đơn của con ngời trong tác phẩm

Ngời đẹp say ngủ là cảm nhận đi từ nổi cô đơn của thời đại, nỗi cô đơn của dân tộc và nỗi niềm sâu kín của bản thân nhà văn. Ngời đẹp trong tác phẩm của Y.kawabata là ngời đẹp say ngủ do sự xô dạt của đời sống, của hoàn cảnh. Các cô trở thành “búp bê sống vắng ý thức”. Nỗi cô đơn bao trùm lên nhân vật từ trong cõi vô thức kéo dài đến trạng thái tỉnh thức, từ không gian địa lí “ngôi nhà” đến không gian tâm trạng. Tâm trạng của Eguchi là tâm trạng của một con ngời luôn chất chứa rất nhiều những nỗi niềm cần giải toả nhng bủa vây xung quanh lại là im lặng hoặc là những thái cực đối lập không thể dung hoà: là tuổi trẻ, là sự sống, là tuổi thanh xuân không bao giờ trở lại. Eguchi càng khát khao càng nỗ lực giao tiếp thì lại càng cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng và trống rỗng ở ngay thực tại. Đó là hình ảnh của những ngời đã ở “nửa kia của cuộc đời” nhng vẫn không ngừng khát khao tìm kiếm sự chia sẻ và đi hết cuộc hành trình vẫn chỉ gặp lại bóng mình.

Nỗi cô đơn của nhân vật Singo trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi lại mang một âm hởng khác. Đó là nỗi cô đơn của con ngời lạc lõng lẻ loi ngay giữa những ngời trong gia đình thân yêu, ngay bên cạnh những ngời có thể hiểu, đồng cảm và chia sẻ (cô con dâu). Còn nhân vật Eguchi trong tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ laị mang nỗi cô đơn của một ngời không thể nào tìm đợc nguồn an ủi, sẻ chia trong cuộc đời. Chính vì vậy, tình thế của ông già Singo tuy mang nhiều ám ảnh nhng nó lại không chất chứa tính bi kịch

cao nh với nhân vật Eguchi. Nếu các ngời đẹp say ngủ tìm thấy sự cô đơn trong cõi vô thức thì Eguchi mang nỗi cô đơn của một con ngời không thể nào dung hoà với hiện tại. Ông tự giam hãm trong thế giới nội tâm đầy phức tạp của chính mình : “Một nỗi cô đơn buồn bã trào lên. Nhng hơn cả nỗi cô đơn hay nỗi buồn rầu đó chính là nỗi cô chiếc tuyệt vọng của tuổi già nh đã đông hẳn trong ông”. Nỗi cô đơn tuyệt vọng ấy đẩy Eguchi vào một tình thế mang tính bi kịch. Cố gắng thoát khỏi tình thế bi kịch bằng cách tìm sự giao tiếp với thế giới bên ngoài nhng vô vọng.

Thế giới nhân vật của Y.kawabata là một thế giới của sự cô đơn, tình yêu thì nhiều, mãnh liệt nhng cha bao giờ thoát ra khỏi sự cô đơn. Con ngời muôn thở vẫn là những hiện thân cô đơn trong hành trình kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc. Sự tơng phản giữa tình yêu và sự cô đơn là vấn đề ám ảnh trong những sáng tác của Y.kawabata và đặc biệt là trong Tiếng rền của núi.

Cảm nhận về sự mênh mông của không gian, vô tận của thời gian và hữu hạn của đời ngời. Nỗi khát khao mãnh liệt đợc trẻ mãi, đợc trờng tồn với năm tháng thời gian đã tạo nên sự cô đơn trong tâm hồn Singo. Dờng nh đó là cảm giác thờng trực và thẳm sâu nhất ngự trị vĩnh cửu trong tâm hồn ông ở cái ng- ỡng cửa sáu mơi hai năm cuộc đời.

Chính nỗi cô đơn trong thực tại đã khiến Singo luôn sống trong xúc cảm nuối tiếc quá khứ nhng trong cái dòng chảy của quá khứ ấy, Singo vẫn luôn là một bản thể của sự cô đơn, cô đơn trong tình yêu. Mãi suốt cuộc đời Singo vẫn luôn mang trong mình một định mệnh cô đơn, lang thang giữa tình yêu và tuổi trẻ để ao ớc một bản thể vĩnh cửu trờng tồn.

Nhân vật của Y.kawabata trong Tiếng rền của núi đợc bao phủ lên bởi màn sơng mờ ảo của tình yêu và sự cô độc. Sự tơng phản giữa hai trạng thái tình cảm này trở nên thật nhức nhối. Để trong cô đơn họ nhận ra tình yêu của chính mình và để trong cô đơn họ cũng cảm thấu đợc nỗi cô đơn của cuộc đời. Bằng những dòng độc thoại nôi tâm trực tiếp, Kawabata đã làm bật nỗi đợc cảm xúc đầy chất nhân văn của con ngời trong khoảnh khắc nhận ra giá trị của chính mình trong sự cô đơn.

Trong hầu hết các sáng tác của mình, Y.kawabata thiên về nghiên cứu sự thăng hoa của những cảm giác và tâm lí nhân vật. Mỗi nhân vật của ông đều có những trạng thái bi cảm, ngững nét số phận bi kịch, nỗi cô đơn trong bi kịch tinh thần. Trong sâu thẳm đời sống tâm linh, thông qua ngững đoạn độc thoại nội tâm, tác giả đã rất thành công trong việc lật xới những khiá cạnh “đạo lí” trong các hình tợng nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w