Độc thoại nội tâm thể hiện cách nhìn của Y.kawabata về con ngời Nhật Bản thời hiện đạ

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 64 - 69)

ngời Nhật Bản thời hiện đại và phong cách viết của ông

2.3.1. Độc thoại nội tâm thể hiện cách nhìn của Y.kawabata về con ngời Nhật Bản thời hiện đại ngời Nhật Bản thời hiện đại

Độc thoại nội tâm - đó chính là sự phản ánh chiều sâu khôn cùng của đời sống con ngời thuộc về thế giới bên trong của những t tởng tình cảm. Đây là một yêu cầu khắt khe. Nó lại đặt ra càng cao đối với một nhà tiểu thuyết tâm lí bởi sức mạnh của tiểu thuyết chính là ở chỗ “diễn tả cuộc cách mạng trong cõi thầm kín”.

Điều quan trọng đối với một nhà tiểu thuyết là phản ánh thế giới nội tâm, tâm lí của nhân vật chân thực đến mức độ nào. Chính vì vậy, độc thoại nội tâm - một công cụ cho phép thám hiểm “những sự vận động bí hiểm nhất của đời sống tâm thần” đã trở thành một thử thách nghiêm khắc đối với tài nghệ của nhà tiểu thuyết trong việc xây dựng nhân vật.

Độc thoại nội tâm đích thực, mang giá trị nghệ thuật cao phải thể hiện đợc tâm trạng, suy nghĩ, trăn trở của nhân vật. Muốn thế đòi hỏi nhà văn phải nắm vững quy luật tâm lí, am hiểu nhân vật và thông thạo ngôn ngữ của nhân vật. Và trong thời đại nớc Nhật có nhiều biến động dữ dội, con ngời Nhật Bản

sau chiến tranh mang một sự xáo trộn trong tâm hồn. Họ luôn luôn rơi vào trạng thái cô đơn và ám ảnh bởi tuổi già và cái chết. Y.kawabata, bằng thủ pháp độc thoại nội tâm đã thể hiện cách nhìn sâu sắc đối với họ -những con ngời thời hiện đại và chính bản thân nhà văn. Cũng vì thế, thế giới nhân vật trong sáng tác của Y.kawabata nhìn từ bề mặt thì rất phẳng lặng không có mâu thuẫn xung đột gay gắt giữa các nhân vật nhng đi sâu vào bên trong nội tâm ấy là những đợt sóng ngầm dữ dội, sẵn sàng cuốn trôi đi tất cả.

Nhân vật trong tác phẩm của Y.kawabata luôn mang trong mình cảm thức của sự cô đơn. Con ngời trong xã hội hiện đại bị cắt đứt những mối quan hệ ràng buộc với tha nhân, thậm chí bị xoá bỏ sợi dây máu mủ. Họ chủ trơng từ chối giao tiếp và các hoạt động cộng đồng bởi t tởng coi cuộc đời là trò đùa vô nghĩa lí. Nh loài cây trên sa mạc hoang vu, họ lạ lẫm, cách biệt với toàn xã hội để tự giam mình trong địa hạt của cái tôi cô đơn. Họ sống quẩn quanh trong “ốc đảo” của chính mình. Trong đó, con ngời là một tiểu vũ trụ biệt lập với thế giới ồn ào, náo động của xã hội hiện đại. Họ sống nh không có những sợi dây liên hệ nào với cuộc sống bên ngoài, ngôn ngữ của họ hớng đến chính bản thân mình, hớng vào tâm tởng của chính mình.

Trong Ngời đẹp say ngủ, các nhân vật dờng nh không có sự giao tiếp nào với nhau. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết chỉ có 1/3 dung lợng tác phẩm là ông già Eguchi nói chuyện vơi mụ chủ quán trọ, còn lại là dòng suy nghĩ, tự vấn,sám hối của nhân vật. Các cô gái đến và đi, say ngủ và im lặng tuyệt đối. Còn Eguchi thì chỉ là ông già chẳng tìm đợc nơi để giải toả những ẩn ức sâu kín. Chính khi đến ngôi nhà bí mật này ông mới có cơ hội tìm về với bản thể vốn cô đơn của chính mình. Không giao tiếp đợc với thế giới bên ngoài, Eguchi tìm sự chia sẻ ngay với chính bản thân mình. Ông tự đặt ra những câu hỏi với các ngời đẹp ngủ mê rồi tự trả lời. Nếu không thể tìm thấy “đáp án”, Eguchi lại một mình triền miên trong dòng suy tởng. Những trang văn chất chứa những dòng độc thoại nội tâm của Eguchi chính là những “trang đời” đau xót nhất mà Y.kawabata dành để miêu tả nỗi cô đơn của con ngời. Hình ảnh Eguchi một mình độc thoại vừa cho thấy nỗ lực của con ngời trong việc

đi tìm sự đồng cảm vừa lột tả đợc hết cái cảm thơng bất lực của con ngời cô độc.

Cũng viết thành công về nỗi cô đơn, thậm chí thành công hơn cả Ngời đẹp say ngủ là tiểu thuyết Tiếng rền của núi. Nhân vật Singo cảm thấy cô đơn ngay cả trong gia đình, ngay giữa những ngời thân yêu nhất của mình. Khi vừa từ phòng làm việc về đến nhà: “Ông cảm nhận thấy cái giá lạnh của cô đơn và thấy khát khao một chút ấm áp của tình ngời” [19; 458]. Đó là nỗi cô đơn của một con ngời gần đi hết cả cuộc đời mà không nhận đợc sự đáp trả của tình yêu. Ông lấy vợ cũng chỉ vì tình thơng, vì yêu tha thiết ngời chị gái xinh đẹp của Yaxuco nhng ngời chị gái xinh đẹp, dịu dàng vẫn cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời ông và mãi mãi Singo chỉ có thể ngắm nhìn từ trong tâm t- ởng, từ trong ớc vọng thầm kín của riêng mình. Khi cô con dâu Kikuco xuất hiện thì bao nhiêu tình yêu tuổi trẻ của ông, ông dồn hết cho cô. Tình yêu của Singo đối với cô con dâu là một thứ tình yêu kì lạ, vợt lên tình cha con, nó làm ấm tâm hồn vốn băng giá của Singo. Nhng tình yêu đó cũng chỉ đợc hiện lên qua những giấc mơ. Ông luôn băn khoăn tự hỏi: “Singo không hiểu tại sao mình không thể yêu Kikuco trong mơ. Việc gì mà ông phải sợ hãi và xấu hổ bởi những giấc mơ của riêng mình? Mà việc ông yêu cô ngay cả những lúc không ngủ mơ cũng có phải là tội lỗi không đã chứ? ” [19; 535]. Sống giữa gia đình không mấy hạnh phúc, Singo luôn phải tìm đến thế giới nội tâm sâu kín nhất của mình - nơi nơng náu những kí ức của ông - con ngời lạc lõng cô đơn.

Dới cái nhìn của Y.kawabata, sự cô đơn của con ngời nh là tiền định, là số phận. Cuộc sống đóng cửa với họ và chính họ cũng không mở rộng lòng với tha nhân. Vì vậy mà nhân vật của Y.kawabata càng dấn sâu hơn vào thế giới nội tâm đầy phức tạp, tự đào sâu chiêm nghiệm và suy t nên họ càng trở nên cô độc và xa lạ. Nh vậy, có thể nói, đỉnh cao nhất của sự cô đơn trong văn phẩm Kawabata là con ngời tự tìm đến sự giao tiếp với chính mình trong thế giới chủ quan chật hẹp mà khớc từ tất cả.

Chính vì sống trong sự cô đơn nh thế nên nhân vật hay con ngời dới con mắt của Y.kawabata luôn phải chịu sự ám ảnh của tuổi già và cái chết. Điều này đợc thể hiện rõ trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi. Trong tác phẩm ông già Singo luôn cảm giác cái chết đã hiện hữu nh xa nh gần, ngày càng trở nên gần gũi hơn trong tâm trí: “Sau đó ông nghe thấy tiếng núi rền Nó giống… nh tiếng gió xa, nhng có thể ví với tiếng rền rĩ trầm vang từ rất sâu trong lòng đất vọng ra. Singo cảm thấy nh là tiếng rền từ trong chính bản thân mình hoặc bị ù tai, vì thế ông lắc mạnh đầu. Tiếng rền biến mất. Đến lúc ấy, Singo mới cảm thấy sợ, biết đâu đó chẳng là dấu hiệu mà thần chết sắp gọi ông?” [19; 441]. Nỗi sợ hãi của Singo nảy sinh bất ngờ, nó là sự bừng ngộ của trí tuệ và tâm hồn con ngời bởi khi họ bắt đầu quan tâm đến cái chết cũng chính là lúc cái chết đã hiện hữu rất gần. Vì vậy, nó chứa đựng trong đó tất cả nỗi hoảng hốt bất an của tất cả những khoảng thời gian “đãng trí” trớc đó. Nó là sự cộng gộp, dồn nén tất cả những lo âu của một đời con ngời trớc vấn đề sinh mệnh. Trong khi đó, hàng loạt cái chết của ngời bạn thân với những nguyên nhân kì dị liên tiếp xảy ra: Toryyana, Mizuta, Kinamoto. Đặc biệt là ông già Kinamoto với nỗ lực bệnh hoạn rứt bỏ tất cả tóc bạc để hi vọng tóc xanh mọc trở lại - đồng nghĩa với tuổi trẻ vĩnh cửu, để hi vọng thoát khỏi sự truy đuổi của cái chết nhng rồi ông không chống lại đợc cái chết - đó là định mệnh. Cái chết đã trở thành ám ảnh thờng trực khiến ông già Singo không thể không cảm thấy bất an, lo lắng cho mình. Thuỵ Khuê đã rất tinh tế khi đánh giá: “Tiếng núi là đờng đời, là cõi tạm bợ để đi vào cái chết Trong mỗi… giây phút là một cái chết âm thầm, một cái chết tịch lặng nh sơn âm” [19; 1017-1018]. Thông qua những dòng độc thoại nội tâm, đặc biệt là những lúc nhân vật phân thân độc thoại thì sự ám ảnh của cái chết càng trở nên khắc nghiệt hơn bào giờ hết. Nó đặt con ngời vào tình thế chênh vênh trên miệng vực thẳm trong khi luôn thờng trực nỗi lo lắng, sợ hãi sẽ bị đẩy xuống bất cứ lúc nào.

Nếu nh có sự thống nhất biện chứng giữa tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ

chuyển biến thành nỗi bất an - một trạng thái lo âu phấp phỏng thờng trực xuất phát từ cả những điều lo âu mơ hồ, phi lí, không có thực. Eguchi đến ngôi nhà của những ngời đẹp say ngủ chính là vì muốn tìm lại tuổi xuân của mình. Trên con đờng trở về tuổi xuân bằng các giác quan, bằng tâm tởng, Eguchi lại nhận ra bi kịch của chính mình, đau đớn cho chính mình. Lúc sáng tác ngời đẹp say ngủ, nhà văn Y.kawabata cũng tơng đơng tuổi của nhân vật Eguchi trong tác phẩm. Do đó những dòng độc thoại nội tâm cũng chính là những ẩn ức thẳm sâu của nhà văn. Những câu nói Eguchi tự nói với chính mình: “Quỷ sứ đến với ta đây”, “Ta già rồi” chính là những lúc ông… cảm nhận rõ nhất về tuổi già và cái chết đang đến cận kề. Nỗi sợ hãi và ám ảnh chết chóc của Eguchi đã hình thành trong vòng một thời gian ngắn. Căn nhà trọ đã liên tiếp xảy ra hai cái chết: lão già Fukura và một trong số các cô gái ngủ mê. Hai ngời chết, một già một trẻ, có cả địa vị cao sang, có cả làm nghề mạt hạng. Nó đã gợi lên d âm đầy chua xót về số phận con ngời. Cái chết không loại trừ ai. Bao vây tất cả. Chính vì vậy, nó càng tạo nên không khí căng thẳng, bất an cho những ngời đang trong tình trạng cận kề cái chết nh ông già Eguchi. Nỗi bất ổn trong tâm hồn Eguchi không còn là ám ảnh nữa mà sắp trở thành hiện thực. Cái chết của cô gái da ngăm đen đã đẩy ông tới một cảm giác mạnh mẽ nhất, không hề dự báo trớc. Eguchi bỗng nhiên nhận ra rằng một cô gái đẹp đẽ, đầy sức sống lại có thể chết một cách ngẫu nhiên, câm lặng và toàn bộ cuộc đời của ông cũng bị chôn vùi dễ dàng nh ông già Fukura. Ông bỗng thấy điều đó diễn ra bên cạnh mình, giản dị và vô tình. Cô gái đã chết để cho ông hoàn thành lời nói của mình: “Hãy tha lỗi cho ta, em là ngời đàn bà cuối cùng trong cuộc đời ta”. Ngời đàn bà đầu tiên là mẹ, bà đã chết và ngời cuối cùng, cô gái say ngủ cũng đã chết.

Nhìn nhận con ngời trong trạng thái cô đơn, tách biệt với thế giới, với con ngời trong dạng thức tồn tại trừu tợng, trong nỗi lo âu và ám ảnh thờng trực bởi tuổi già và cái chết, Y.kawabata đã chuyển tải đợc phần nào quan niệm nhân sinh của mình: trong cuộc sống, con ngời là thực thể nhỏ bé, đáng

thơng, cô đơn, xa lạ và mong manh trớc định mệnh. Quan niệm ấy dù có chút bi quan nhng thể hiện giá trị nhân bản rất lớn.

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w