Nguy cơ rủi ro từ yếu kém trong năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp XNK

Một phần của tài liệu Thực trạng về rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp việt nam từ năm 1990 đến nay (Trang 41 - 43)

II. Thực trạng rủi ro,tổn thất trong thực hiện hợp đồng XNK ở Việt nam

e)Nguy cơ rủi ro từ yếu kém trong năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp XNK

môn của các doanh nghiệp XNK

Đây là yếu tố ảnh hởng chủ quan gây rủi ro, tổn thất thờng xuyên nhất cho quá trình thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ điều hành hoạt động kinh doanh XNK đợc hình thành từ 3 yếu tố:

- Kiến thức đợc đào tạo, học tập và rèn luyện trong nhà trờng.

- Quá trình sản xuất, đi sâu, tìm tòi trong thực tế sản xuất - kinh doanh. - Năng khiếu bẩm sinh.

Cả 3 yếu tố này ở Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu. Qua khảo sát điều tra 25 doanh nghiệp XNK ở Hà nội, tỉ lệ cán bộ trong các doanh nghiệp XNK tốt nghiệp đại học, cao đẳng là 42%, trong số đó chỉ có 38% dợc đào tạo chính quy chuyên ngành về ngoại thơng. Điều này có nghĩa là trong 6 ngời làm kinh doanh XNK thì chỉ có 1 ngời đợc đào tạo chính quy chuyên nghành. Trong khi đó, hiện tợng làm việc trái ngành trái nghề còn rất phổ biến. Nhiều sinh viên Ngoại Thơng ra trờng làm công việc không liên quan đến nghiệp vụ nh th ký, tiếp thị, quảng cáo. Tình trạng học không đi đôi với hành vẫn diễn ra trên diện rộng. Do đó, phần lớn sinh viên ra trờng không có kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc.

Thực tiễn kinh doanh XNK những năm qua cho thấy, phần lớn rủi ro, tổn thất xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK đều có nguồn gốc sâu xa từ trình độ non kém của ngời làm kinh doanh XNK.

Trớc hết là những yếu kém trong năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Trong khâu đàm phán, kí kết, nhiều trờng hợp kí hợp đồng với nhiều điều khoản bất lợi, ________________________________________________________________41

không chặt chẽ và bị mắc bẫy của đối phơng. Vì vậy, lừa đảo trong kinh doanh XNK ở Việt nam vẫn còn phổ biến. Có thể thấy thực trạng này qua bảng sau:

Bảng 2: Số vụ lừa đảo trong kinh doanh XNK ở Việt nam

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng

Số vụ 1 1 3 45 10 11 10 5 15 7 108

Thiệt hại

250 172 6240 39640 54000 32420 21004 365000 17420 19120 226730

Nguồn: Báo cáo tổng kết lực lợng cảnh sát kinh tế 1991-2000

Trong khâu thực hiện hợp đồng, phổ biến hiện tợng cán bộ không hiểu rõ đặc tính của hàng hoá nên khâu đóng gói, bao bì cha tốt, lựa chọn phơng tiện vận chuyển, cách thức bảo quản nhiều khi không phù hợp. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực ngoại thơng, đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro về chất lợng.

Ngoài ra, sự yếu kém nghiệp vụ còn thể hiện ở những sơ hở trong khâu lập và kiểm tra bộ chứng từ( BCT ) thanh toán. Nhiều doanh nghiệp của ta sau khi nhận đợc L/C từ ngời NK đã không kiểm tra lại , kết quả là L/C có nhiều điểm khác biệt với hợp đồng mà không đợc tu chỉnh và BCT lập ra không đợc ngân hàng thanh toán vì có khác biệt với L/C. Trong quá trình lập BCT nhiều khi nội dung và hình thức của chứng từ vênh nhau nhng do không nắm vững nghiệp vụ nên không phát hiện ra. Bên cạnh đó, các cán bộ ngoại thơng Việt nam còn yếu trong nghiệp vụ thuê tàu và mua bảo hiểm. Nhiều trờng hợp, để ‘tiết kiệm chi phí họ chủ ý thuê tàu già, mua bảo hiểm không đủ, song cũng không ít trờng hợp là do không nắm đợc kĩ thuật thuê tàu và mua bảo hiểm.

Thứ hai, trình độ ngoại ngữ và vi tính còn ở mức khiêm tốn. Số doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ giỏi ngoại ngữ , máy tính cha nhiều, do đó thờng phải sử dụng phiên dịch trong giao dịch, đàm phán, quá trình thu thập xử lý thông tin qua phơng tiện điên tử hiện đại gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, trình độ luật pháp còn yếu và sơ đẳng. Thực trạng này đợc thể hiện rõ rệt nhất ở những sơ hở trong khiếu nại, kiện tụng. Đã có không ít doanh nghiệp Việt nam là bên bị vi phạm song thể thức khiếu nại không đợc tuân thủ nh đơn khiếu nại không đủ nội dung bắt buộc, hồ sơ không có chứng từ kèm theo làm bằng chứng, bỏ lỡ thời hạn khiếu nại nên cuối cùng không đợc bên kia bồi thờng. ________________________________________________________________42

Hiện tợng không nắm vững luật pháp của nớc đối tác vẫn còn phổ biến. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại cha có thói quen sử dụng các dịch vụ t vấn về pháp luật nên khi tranh chấp xảy ra, phần bất lợi thờng thuộc về phía các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ t, trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh XNK còn nhiều yếu kém. Từ khâu nghiên cú, phân tích thị trờng, lựa chọn bạn hàng đến thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo, không đợc kiểm tra giám sát kỹ lỡng, không có bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro, do đó khi rủi ro, tổn thất xảy ra nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, bị động. Hơn nữa, khả năng thu thập xử lý thông hạn chế nên khâu quản lý còn nhiều bất cập.

Có thể khẳng định rằng yếu kém trong năng lực chuyên môn và quản lý là nguyên nhân chủ yếu nhất, sâu xa nhất gây rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp. Lẽ dĩ nhiên là không thể thay đổi tình trạng này một sớm một chiều mà vấn đề này đòi hỏi phải có quá trình lâu dài để ngời làm kinh doanh XNK có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Vì vậy, trớc mắt nguy cơ rủi ro từ yếu kém trong năng lực chuyên môn vẫn còn rất lớn.

Một phần của tài liệu Thực trạng về rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp việt nam từ năm 1990 đến nay (Trang 41 - 43)