II. Hoạt động buôn bán qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc
1. Khái quát về tình hình
Nhân dân hai nớc Việt-Trung vốn có truyền thống hữu nghị lâu đời. Buôn bán qua biên giới hai nớc cũng đã từng tồn tại lâu đời trong lịch sử. Việc gián đoạn trong quan hệ kinh tế thơng mại nói chung, buôn bán qua biên giới nói
riêng giữa hai nớc chỉ là tạm thời và chỉ chiếm thời gian rất ngắn so với lịch sử lâu dài trong quan hệ hai nớc. Vì vậy việc mở cửa cho phép các địa phơng và c dân vùng biên giới hai nớc đợc trao đổi hàng hoá đã đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nhân dân và lợi ích cơ bản của hai nớc.
Các sự kiện khai thông các cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới bộ giữa hai n- ớc, nh Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan (1-4-1992), Lào Cai - Hà Khẩu (18-5-1983) và Móng Cái - Đông Hng (17-4-1994) đã thực sự trở thành ngày hội lớn đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân cùng biên giới hai nớc.
Tiếp theo đó, việc thông xe đờng bộ, đờng sắt liên vận giữa hai nớc, đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lu hàng hoá giữa hai nớc. Tuy nhiên, việc "mở cửa biên giới phía Bắc" diễn ra trong hoàn cảnh Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới cha đợc bao lâu, thành tựu đổi mới còn hạn chế, tăng trởng kinh tế còn chậm, lạm phát còn cao. Trong khi đó, Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách mở cửa đợc hơn 10 năm, kinh tế tăng trởng nhanh, đời sống nhân dân đợc cải thiện và nâng cao, thị trờng hàng hoá dồi dào. Vì vậy, nh một quy luật tất yếu, "nớc chảy chỗ trũng", hàng hoá từ nơi "thừa" đơng nhiên sẽ dồn về nơi "thiếu". Hơn nữa, do còn nhiều sơ hở tiêu cực trong lĩnh vực quản lý xuất nhập khẩu qua biên giới cùng với việc bỏ trống một số trận địa quan trọng của Thơng nghiệp nhà nớc, nên chỉ trong một thời gian ngắn hàng hoá Trung Quốc đã tràn ngập thị trờng Việt Nam, không chỉ ở các tỉnh biên giới, mà đã tiến sâu vào thị trờng nội địa Việt Nam, cả những thị trờng lớn nh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa đã làm Việt Nam mất đi những bạn hàng truyền thống. Vì thế, một thị trờng lớn, gần gũi và dễ tính nh Trung Quốc đã trở thành "thị trờng hấp dẫn, lý tởng" đối với mọi thành phần kinh tế Việt Nam. Và các cửa khẩu trên đờng bộ Việt-Trung trở thành nơi trao đổi hàng hoá thuận tiện nhất của các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.
Do những nguyên nhân cơ bản trên, quy mô và tốc độ trao đổi hàng hoá Việt-Trung bao gồm trao đổi qua biên giới đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ.