Tác động đến các hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước (Trang 35 - 39)

III- Những tác động của buôn bán qua biên giới Việt-Trung

1. Tác động đến các hoạt động kinh tế

1.1 Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn

Từ năm 1991 đến nay, giao lu kinh tế trong nông nghiệp đã bắt đầu phát triển và đạt đợc một số kết quả tốt. Trao đổi hàng hoá nông lâm sản với Trung Quốc, ta đã khai thác đợc thị trờng gần để tiêu thụ nhiều sản phẩm nông lâm hải sản...Đây là thị trờng dễ tính, không đòi hỏi chất lợng quá cao nên có tác dụng quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp và xuất khẩu của nớc ta. Ta đã nhập đợc nhiều thiết bị, vật t, giống cây trồng cần thiết cho nông nghiệp nh công nghệ đờng mía, máy kéo công suất vừa và nhỏ, máy bơm nớc, thuỷ điện nhỏ, máy cày đa chức năng, máy cày cầm tay, vật t, thuốc thú y, phân bón, thuốc trừ

sâu, giống lúa cao lai sản, giống cây ăn quả, giống gia cầm...Một số sản phẩm có hiệu quả và năng suất phù hợp với điều kiện thổ nhỡng và trình độ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Phần lớn các thơng vụ này không đòi hỏi chi ngoại tệ mạnh, thời gian thanh toán nhanh chóng, thuận tiện cho việc đa sản phẩm vào sử dụng.

Về trao đổi khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Trung Quốc vào nớc ta đã có tác dụng và triển vọng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng học tập kinh nghiệm nớc bạn đã đợc bắt đầu áp dụng ở các tỉnh phía Bắc.

Để phát huy tính tích cực của việc giao lu kinh tế biên giới đối với sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần có một chiến lợc hợp tác dài hạn trong nông nghiệp, nhất là chuyển giao công nghệ sinh học. Ngoài ra, cần phải tăng cờng kiểm soát, kiểm dịch động thực vật một cách chặt chẽ hơn nữa để tránh một số sâu bệnh xâm nhập gây ảnh hởng tới vật nuôi, cây trồng, chống tình trạng buôn lậu động vật, sản phẩm gỗ quý hiếm, gây tác hại cho môi sinh, môi trờng.

1.2 Thúc đẩy phát triển công nghiệp và xây dựng

Xem xét cơ cấu hàng hoá buôn bán qua biên giới Việt-Trung có thể thấy hàng máy móc thiết bị, hoá chất, các phơng tiện vận tải công nghệ phục vụ cho một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng...nhập từ Trung Quốc chiếm tới 30% giá trị hàng hoá nhập khẩu. Nhóm hàng t liệu sản xuất nhập khẩu này phong phú, đa dạng có quy mô khác nhau, từ một vài bộ đến các lô với hàng loạt máy móc, thiết bị; từ phụ tùng lẻ đến các thiết bị toàn bộ. Những nhóm hàng có quy mô lớn trong thời gian qua là: Máy móc nông nghiệp và chế biến nông lâm sản; thiết bị cho sản xuất xi măng lò đứng và máy móc cho ngành dệt; thiết bị máy móc sản xuất phân bón và các loại máy phát điện nhỏ. Cũng phải nói rõ thêm một tác động tích cực của buôn bán qua biên giới Việt-Trung đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nớc. Từ khi phát triển trao đổi hàng hoá với Trung Quốc đã xuất

hiện cạnh tranh và ngày càng gay gắt giữa hàng của Việt Nam và hàng của Trung Quốc. Lúc đầu, thời kỳ 1991 đến năm 1994 nhiều mặt hàng của Trung Quốc có lợi thế hàng của Việt Nam nhờ mẫu mã đẹp hơn và giá cả rẻ hơn, mặc dù chất lợng nhiều hàng hoá của Trung Quốc không cao, có trờng hợp lại kém hơn hàng ta. Do áp lực cạnh tranh đó, một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu t và liên doanh liên kết đổi mới công nghệ nên chất lợng hàng hoá đợc nâng lên và cạnh tranh thắng lợi với các hàng hoá của Trung Quốc nh bóng đèn, bia, đồ nhựa, phích nớc, quần áo, thuốc lá, hàng dệt kim, hàng điện tử...Hiện nay một số hàng của Việt Nam còn kém về chất lợng và giá cả so với hàng Trung Quốc nh xe đạp, vải, đồ sành sứ, đồ trơi trẻ em...Trong cuộc cạnh tranh này nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đổi mới công nghệ, cải tiến sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lợng, hạ giá thành sản phẩm thì sẽ bị tụt lại phía sau khá xa so với hàng hoá của Trung Quốc và các nớc khu vực.

1.3 Mở rộng hoạt động du lịch

Những năm qua, cùng với sự phát triển của giao lu hàng hoá, ngành du lịch 6 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có nhiều tiến bộ. Du lịch là một hoạt động quan trọng thúc đẩy giao lu kinh tế với bên ngoài và đang trở thành một thế mạnh của nền kinh tế các tỉnh này. Thiên nhiên đã u ái cho các tỉnh này nhiều cảnh quan và điểm du lịch tuyệt vời. Đặc biệt Vịnh Hạ Long là một trong những di sản tự nhiên của thế giới, là nơi vô cùng hấp dẫn khách du lịch các tỉnh biên giới phía Nam và các tỉnh lục địa Trung Quốc không có biển. Nơi đây còn là địa bàn c trú của nhiều dân tộc có những phong tục tâp quán, lễ hội mang bản sắc văn hóa phong phú đa dạng. Miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thu hút không chỉ đối với khách trong nớc mà còn cả khách nớc ngoài, trớc hết là khách Trung Quốc.

Về mặt du lịch, hai nớc đã ký Hiệp định về hợp tác du lịch ngày 8/4/1994 tạo tiền đề quan trọng cho việc hợp tác toàn diện giữa hai nớc trên lĩnh vực du lịch. Từ đó đến nay, lợng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam và khách Việt Nam đi thăm quan Trung Quốc ngày một tăng. So với số khách đến từ các

nớc khác vào Việt Nam, tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam tăng nhanh hàng năm, riêng năm 2001 đạt 697.000 lợt và chiếm khoảng 20% tổng khách du lịch nớc ngoài vào Việt Nam [33,31].

Bảng 7: Số khách Trung Quốc vào Việt Nam các năm

Đơn vị: lợt ngời

Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Lợng

khách 17.509 14.381 62.640 377.555 405.271 420.743 480.000 600.000 697.000

Nguồn: Tạp chí cộng sản, 12/2002, tr59

Để đảm bảo cho nhu cầu ăn ở, đi lại cho khách du lịch, tại các thị xã có cửa khẩu đã có các cơ sở lu trú tơng đối khang trang với hàng trăm khách sạn, nhà hàng. Riêng tại Quảng Ninh hiện có 166 khách sạn với trên 3000 phòng nghỉ. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch và Thống kê hiện có khoảng 40 đơn vị kinh doanh lữ hành tại 6 tỉnh có cửa khẩu biên giới phía Bắc. Riêng tỉnh Lạng Sơn, ngành du lịch chiếm 4,5% GDP của tỉnh. Sự phát triển du lịch từ biên giới không những tăng thêm thu nhập quốc dân mà còn góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận dân c vùng biên giới. Hoạt động du lịch đã góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nớc, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên qua lại thăm viếng lẫn nhau, trao đổi và thúc đẩy hoạt động giao lu trên nhiều lĩnh vực.

1.4 Bớc đầu xác lập hoạt động ngân hàng

Từ khi bình thờng hoá quan hệ với Trung Quốc đến nay, buôn bán giữa hai nớc đã đợc khai thông và ngày càng phát triển nhng việc thanh toán xuất nhập khẩu vẫn mang tính chất tự phát và chủ yếu qua hình thức thanh toán trực tiếp không qua ngân hàng.

Ngày 23/5/1993, Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam và Ngân hàng Trung Quốc đã ký kết Hiệp định Thanh toán và Hợp tác. Theo Hiệp định, mọi khoản thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu đều đợc thực hiện thông qua ngân hàng thơng mại hai nớc theo thông lệ quốc tế, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Các ngân

hàng thơng mại Việt Nam đã triển khai bàn thu đổi ngoại theo tinh thần hiệp định ở các tỉnh biên giới. Song trong thực tế, việc thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện qua ngân hàng rất hạn chế.

Mọi hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu buôn bán qua biên giới cơ bản vẫn do t nhân thực hiện dới các hình thức hàng đổi hàng hoặc bằng đồng tiền USD, VND và Nhân dân tệ. Số t thơng làm dịch vụ đổi tiền trên tuyến biên giới phía Bắc lên tới hàng nghìn ngời nhng cha đợc quản lý. Đây là một khó khăn lâu dài, khó tránh trong các thị trờng biên giới nh giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước (Trang 35 - 39)