Vấn đề thanh toán

Một phần của tài liệu Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước (Trang 51 - 53)

III- Những tác động của buôn bán qua biên giới Việt-Trung

3. Vấn đề thanh toán

Nh đã trình bày ở trên, để mở rộng và thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế th- ơng mại giữa hai nớc, đồng thời giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và chống rủi ro trong công tác thanh toán, ngày 26-5-1993 Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký kết Hiệp định thanh toán và hợp tác, trong đó khuyến cáo thanh toán theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, do mậu dịch biên giới có tính chất đặc thù, nên mặc dù ngành ngân hàng đã có rất nhiều cố gắng, nhng việc thanh toán xuất nhập khẩu Việt- Trung chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai n- ớc. Việc thanh toán xuất nhập khẩu Việt-Trung nói chung và thanh toán xuất nhập khẩu biên giới bằng bản tệ hai nớc đạt tỷ trọng không cao. Điều này đã dẫn tới một số hậu quả nhất định:

− Do việc thanh toán nằm ngoài hệ thống ngân hàng nên ngân hàng không có điều kiện kiểm soát và là môi trờng tốt để hoạt động buôn lậu phát triển mạnh ở vùng biên. Đi đôi với nó là các hiện tợng hàng giả, hàng kém chất lợng sẽ phát triển. Từ đó, làm ảnh hởng đến uy tín của doanh nghiệp hai bên, hạn chế quan hệ thơng mại hai nớc. Đồng thời, ngân sách địa phơng cũng sẽ không thu đợc thuế từ các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

− Do thanh toán xuất nhập khẩu không thông qua ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp lớn có uy tín không muốn tham gia vào xuất nhập khẩu, chỉ còn lại các doanh nghiệp nhỏ cha có uy tín và thiếu kinh nghiệm kinh doanh tham gia. Từ đó dẫn đến các hiện tợng lừa đảo, chiếm dụng vốn xảy ra, nhiều hàng hoá tồn đọng ảnh hởng đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nớc.

− Việc thanh toán không thông qua ngân hàng đã làm hạn chế hoạt động tín dụng của các ngân hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu, các ngân hàng thơng mại thờng không muốn tài trợ xuất nhập khẩu vì không kiểm soát đợc luồng vốn chu chuyển ngoài ngân hàng, dễ xảy ra rủi ro, mất vốn.

− Do công tác thanh toán xuất nhập khẩu thờng không qua ngân hàng, các doanh nghiệp thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt nên sẽ dẫn đến nhiều hiện tợng tiêu cực, tiền giả,...

Nh vậy, quy mô phát triển mậu dịch biên giới ngày càng lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới ngày một tăng, nhng hoạt động thanh toán hiện nay vẫn mang tính tự phát, gây tình trạng lộn xộn trên biên giới, các hiện tợng lừa đảo xảy ra thờng xuyên. Điều này còn tạo điều kiện cho việc hình thành các "chợ tiền" tự do hoạt động nh một trung tâm thanh toán tiền hàng hai chiều nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng Nhà nớc. Theo thống kê, ở Lạng Sơn có khoảng 300 t nhân làm nghề "kinh doanh" tiền, ở Quảng Ninh cũng xấp xỉ 200 ngời, với doanh số thu đổi mỗi ngày lên tới hàng tỷ đồng Việt Nam. Họ tự định đoạt tỷ giá, tuỳ tiện thao túng giá cả tiền tệ.

Một phần của tài liệu Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w