Vấn đề buôn lậu và gian lận thơng mạ

Một phần của tài liệu Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước (Trang 46 - 50)

III- Những tác động của buôn bán qua biên giới Việt-Trung

1. Vấn đề buôn lậu và gian lận thơng mạ

Đây là vấn đề phát sinh và tồn tại dai dẳng nhất từ khi mở cửa biên giới Việt-Trung đến nay, đồng thời đã và đang trở thành một cuộc đấu tranh đầy cam go. Ngày 11-10-1997, Thủ tớng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 853/CT-TTg về chống buôn lậu và gian lận thơng mại trong tình hình mới. Gần đây nhất, ngày 28-9-2000, Thủ tớng Chính phủ lại ra chỉ thị số 19/2000/CT-TTg về việc tăng c- ờng công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thơng mại tại các cửa khẩu. Việc triển khai các Chỉ thị trên cùng với việc dán tem các mặt hàng đã hạn chế một phần mức độ buôn bán và nhập lậu các mặt hàng chủ yếu này,

bớc đầu bảo vệ và thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nớc, số thuế xuất nhập khẩu của ngân sách thu đợc đáng kể.

Tuy nhiên, tình hình buôn lậu trên các tuyến đờng bộ, đờng biển sau một thời gian tạm lắng nay lại phục hồi và phức tạp, tinh vi hơn. Hoạt động buôn lậu trên tuyến biên giới phía Bắc diễn ra sôi động nhất là ở các khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh, Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng (Lạng Sơn)...Thủ đoạn mà bọn buôn lậu thờng áp dụng là tập chung hàng hoá ở hai bên cánh gà cửa khẩu, các đờng mòn cắt qua biên giới, dùng cửu vạn khuân vác suốt ngày đêm với số lợng hàng nghìn ngời. Vào lúc "cao điểm", tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) số "cửu vạn lên tới 3 - 4 nghìn ngời. Hàng hoá nhập lậu chủ yếu trên tuyến này là vải, vật liệu xây dựng, đồ điện tử cũ và mới, các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ chơi trẻ em, xe đạp, bánh kẹo, động cơ nổ, sứ vệ sinh gạch men...đa phần là của Trung Quốc và Nhật Bản. Số lợng hàng hóa này nhập lậu vào Việt Nam hàng ngày, hàng tháng, hàng năm thật không tài nào thống kê đợc. Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh Lào Cai, từ đầu năm đến nay, lực lợng chống buôn lậu đã phát hiện và xử lý 390 vụ buôn lậu với tổng lợng hàng hoá có giá trị hơn 1,67 tỷ đồng. Thời điểm hoạt động của bọn buôn lậu vào khoảng 22h đêm hôm trớc đến 5h sáng ngày hôm sau [4,1]. Còn theo Báo cáo của Chi cục quản lý Thị trờng tỉnh Cao Bằng, trong 9 tháng đầu năm 2002, Chi cục đã phát hiện và bắt giữ 109 vụ vận chuyển và buôn bán hàng nhập lậu. Qua đó xử phạt hành chính thu 21.700.000 đồng, tịch thu: 15.756 viên gạch men Trung Quốc; 48.865 quả trứng gia cầm; gần 21 tấn thuốc lá...với tổng trị giá hàng hoá tịch thu trên 311 triệu đồng [24,3]. Điển hình trong thời gian vừa qua, vụ buôn lậu Hang Dơi (Lạng Sơn) đã làm xôn xao d luận trong cả nớc bởi tính chất và mức độ nghiêm trọng của nó. Vào lúc 0h sáng ngày 17/6/2002 tại núi Hang Dơi, cách cửa khẩu Cốc Nam, Lạng Sơn gần 300m, khoảng 25 tấn hàng nhập lậu từ Trung Quốc đã bị thu giữ. Đây là đờng dây vận chuyển 95% số hàng lậu từ Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc trong vòng 10 năm qua. Có 100 cảnh sát kinh tế, cảnh sát cơ động đã có mặt khi hơn 200 cửu vạn đang

chuyển lên 21 xe tải lớn số hàng Trung Quốc tập kết trong Hang Dơi. Cho đến chiều ngày 19/6 lực lợng công an đã bắt giữ đợc 17 đối tợng trực tiếp tham gia đờng dây vận chuyển hàng lậu do tên Đặng Xuân Thanh cầm đầu, thu giữ 9 xe máy, 23 ô tô (chủ yếu là xe du lịch) dùng để chở hàng vào thị trờng nội địa. Tổng số hàng lậu bắt giữ lên tới 70 tấn, trị giá trên 10 tỷ đồng gồm nhiều loại từ điều hoà nhiệt độ, ti vi, đĩa hình, phụ tùng ô tô, xe máy...đến các hàng tiêu dùng rẻ tiền khác. Một điều đáng chê trách là hoạt động buôn lậu này có sự tiếp tay của các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn đặc biệt là của Hải quan và lực lợng biên phòng. Với mỗi chuyến hàng trót lọt, tên Thanh đều phải chi một số tiền "làm luật" khá lớn cho các lực lợng chức trách Lạng Sơn. Mỗi ngày đờng dây này chuyển vào Việt Nam số hàng trị giá hàng chục tỷ đồng, và nó đã tồn tại đ- ợc 15 năm nay [14,1].

Ngoài tuyến đờng bộ, một trong những kênh vận chuyển hàng lậu, hàng gian lận thơng mại đợc bọn buôn lậu thờng sử dụng là vận chuyển bằng đờng sắt. Từ năm 1997 trở về trớc, tình hình vận chuyển hàng lậu trên tuyến đờng sắt diễn ra rất nghiêm trọng. Hàng lậu đợc vận chuyển với khối lợng và giá trị lớn, tập trung chủ yếu trên các chuyến tầu hàng, đợc xếp nguyên toa kẹp chì, vận chuyển cả ngày lẫn đêm. Hàng lậu đợc tập kết lên và xuống tàu một cách công khai, coi thờng d luận và pháp luật. Chủ hàng và "cửu vạn" còn thông đồng với nhân viên nhà ga và vận chuyển hàng cấm. Qua theo dõi hai tuyến đờng sắt trên tuyến biên giới Việt-Trung là Lào Cai - Yên Bái - Việt Trì và Lạng Sơn - YênViên cho thấy: Hàng nhập lậu đợc chia nhỏ qua các đờng mòn biên giới tập kết tại khu vực nhà ga, sát giờ tầu chạy đợc ồ ạt đa lên hay dỡ xuống trong các chuyến tàu khách. Tại khu vực nhà ga, hàng lậu đợc phân tán trong nhà dân ở nhà của cán bộ, viên chức nhà ga và lều quán hàng dọc sát nhà ga. Các nhà, quán này có lối ra vào nhà ga khá tự do rất khó cho công tác quản lý. Hàng lậu đợc tập kết và vận chuyển chủ yếu vào ban đêm do rất nhiều "cửu vạn" thực hiện, diễn ra trong khoảng thời gian ngắn tàu đỗ tại ga, làm cho các lực lợng kiểm tra và kiểm soát không đủ lực lợng và thời gian thực hiện bắt giữ và xử lý.

Các hoạt động vận chuyển hàng trên thờng đợc diễn ra và lặp đi lặp lại nhiều lần, nên số lợng hàng lậu, hàng gian lận thơng mại trên tuyến đớng sắt có thể nói là không những không giảm đi mà còn tăng lên.

Trên tuyến đờng biển, hoạt động buôn lậu sôi động và phức tạp nhất là ở khu vực vùng biên Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình...Hàng nhập lậu từ tuyến này chủ yếu gồm: Vật liệu xây dựng, đồ điện tử, điện lạnh; hàng tiêu dùng có vải, quần áo may sẵn, động cơ nổ, đồ chơi trẻ em, xe đạp, xe máy...Hàng hoá thờng đợc tập kết tại các cảng Kỳ Xá, Giang Bình, Phòng Thành (Quảng Tây-Trung Quốc). Nếu trên tuyến biên giới bộ, bọn buôn lậu chủ yếu sử dụng đội quân "cửu vạn" mang vác hàng hoá đi theo các lối mòn, thì trên tuyến đờng biển, chúng lại sử dụng các loại tàu thuyền nhỏ, tàu thuyền của lực lợng vũ trang...trực tiếp đi Trung Quốc mua hàng hoặc vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về vào các bến cảng nhỏ, cảng cá, bến đậu vắng hẻo lánh để bốc dỡ hàng hóa nh khu vực giáp ranh Nam Định,Thái Bình, Khu vực sông Mã, Hoằng Hóa-Quảng Xơng (Thanh Hoá), Hoằng Mai-Lạch Quèn, Quỳnh Lu-Cửa Lò (Nghệ An), Cửa Sót-Hà Tĩnh...Khi dỡ hàng, chúng sử dụng số lợng lớn "cửu vạn" để bốc và tẩu tán nhanh, nếu gặp lực lợng kiểm tra thì chống trả, cớp hàng. Loại buôn bán lớn thì sử dụng loại tầu của các công ty vận tải biển, lợi dụng các chuyến hàng chở đi nớc ngoài để mang hàng về, tổ chức san mạn từ ngoài khơi xa 70-100 hải lý thuộc vùng biển Trung Quốc hoặc vùng hải phận quốc tế cho các tầu thuyền nhỏ chở vào một số điểm tập kết hàng ở bờ biển Trung Quốc. Rồi sau đó đánh tỉa từng chuyến hàng lẻ về Việt Nam. Khi làm thủ tục nhập cảnh và khai báo thủ tục hải quan, chúng khai báo ở một cửa khẩu để hợp thức hoá giấy tờ về hàng hoá, sau đó chuyển đến một cửa khẩu, một cảng khác coi nh tầu chạy trong nội điạ để bốc dỡ hàng, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lợng chống buôn lậu.

Nh vậy, cho đến nay tình hình buôn lậu và gian lận thơng mại trên địa bàn biên giới Việt-Trung vẫn còn rất phức tạp, có chiều hớng ra tăng, mức độ gian lận tinh vi hơn. Hầu hết các "đầu nậu" lớn đều đã rút vào hoạt động chìm, núp

bóng, chuyển hớng hoạt động, thiết lập đờng dây mới, xé nhỏ lẻ hàng hoá, thuê mớn nhân công khu vực đờng biển bằng nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Điều đáng chú ý là do chạy theo lợi ích trớc mắt, một số đơn vị và t thơng đã xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng mà Nhà nớc cấm xuất khẩu qua biên giới nh gỗ tròn, gỗ xẻ, động vật hoang dã quý hiếm, đồ cổ có giá trị lịch sử văn hoá cao,...và nhập về những mặt hàng cấm, hàng kém chất lợng, trong đó có cả những loại đồ chơi có tác dụng xấu đến giáo dục nhân cách và đạo đức cho các em học sinh và an toàn xã hội, những hàng hoá gây nguy hiểm cho sức khoẻ của ngời tiêu dùng Việt Nam. Điều đó, đã làm mất đi sự tín nhiệm lâu nay của ngời tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hoá Trung Quốc, ngoài ra, việc nhập máy móc không đảm bảo chất lợng cũng gây thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế cho một số tỉnh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w