Đối với Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước (Trang 70 - 72)

II- Các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nớc

1.Đối với Chính phủ Việt Nam

Chính phủ là cơ quan quản lý vĩ mô, đề ra những chính sách, hớng đi đúng đắn theo đờng lối của Đảng để có thể tạo ra những động lực mới thúc đẩy buôn bán qua biên giới Việt-Trung phát triển cùng với xu thế phát triển của cả nớc. Không để cho tình hình buôn bán qua biên giới phát triển một cách tự phát, mất cân đối, thay vào đó là sự quan tâm sát sao và định hớng phát triển, thông qua các biện pháp tích cực:

Thứ nhất, cần phối hợp với phía Trung Quốc trong việc tăng cờng quản lý hình thức mậu dịch biên giới theo các thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình đặc điểm mỗi nớc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá qua biên giới và quản lý đợc các hoạt động này. Điều này xuất phát từ thực tế là thói quen buôn bán ở khu vực biên giới vẫn mang tính tự nhiên, với quy mô nhỏ, thói quen này đã hình thành và có ảnh hởng từ rất lâu. Để có thể mở rộng và phát triển buôn bán qua biên giới, hình thức buôn bán nhỏ không thể trở thành hình thức buôn bán mang tính chiến lợc lâu dài mà phải là buôn bán chính ngạch với quy mô lớn hơn. Các thông lệ quốc tế là điều kiện cần thiết mà các doanh nghiệp kinh doanh phải tuân theo để có thể theo kịp xu thế phát triển của khu vực. Tuy nhiên không thể một sớm một chiều là có thể thay đổi đợc thói quen này, Chính phủ do đó phải hớng quản lý sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa phù hợp với điều kiện đặc điểm nớc ta, dần dần cho các doanh nghiệp làm quen và ý thức đợc tầm quan trọng của nó. Khi đã có đợc một hành lang pháp lý thuận lợi thì việc trao đổi hàng hoá qua biên giới sẽ có điều kiện phát triển mạnh và đồng thời việc quản lý của nhà nớc, địa phơng các tỉnh biên giới cũng trở lên dễ dàng và thống nhất hơn.

Thứ hai, Tổ chức nghiên cứu thị trờng Trung Quốc cũng nh thị trờng biên giới, cập nhật đợc các chủ trơng, chính sách của Trung Quốc về xuất nhập khẩu nói chung và chính sách thị trờng biên giới nói riêng để chỉ đạo thống nhất hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới. Đảm bảo sản xuất trong nớc và hạn chế tác động xấu đến môi trờng cũng nh trang thiết thiết bị công nghệ của đất nớc. Làm đợc điều này sẽ giúp cho các đối tác kinh doanh hiểu rõ nhau hơn, ta biết đợc nhu cầu thị trờng cần gì nhất, khối lợng nh thế nào và có thể dự đoán đợc nhu cầu trong tơng lai. Có nh vậy mới thực hiện đợc đờng lối kinh doanh, chủ động trong nắm bắt thời cơ. Các doanh nghiệp cũng nh các đối tác tham gia buôn bán với thị trờng Trung Quốc không thể có một cái nhìn tổng thể và chính xác nếu không có việc trợ giúp từ phía Chính phủ trong việc cung cấp thông tin cần thiết, t vấn hỗ trợ về mặt chiến lợc định hớng. Qua đó, môi trờng cạnh tranh trên thị trờng này cũng lành mạnh hơn. Ví dụ nh vấn đề nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện nay, mặc dù Trung Quốc đã phát triển nhanh sau cải cách mở cửa, tiềm lực khoa học-công nghệ của Trung Quốc khá mạnh nhng Trung Quốc vẫn không phải là nớc có công nghệ nguồn và nó đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Vì vậy, việc nhập thiết bị toàn bộ của Trung Quốc cần đợc tính toán chặt chẽ, kiểm tra kỹ lỡng và chỉ nhập thiết bị toàn bộ qua các tập đoàn có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ, không nhập khẩu thiết bị có công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ đã qua sử dụng, gây ảnh hởng lâu dài cho các ngành sản xuất của ta nh hiện nay. Hạn chế nhập các sản phẩm tiêu dùng mà ta đã có khả năng sản xuất với chất lợng không kém, thậm chí còn hơn sản phẩm của Trung Quốc nh: xe đạp, quạt điện, máy khâu, đồ điện gia đình, khí cụ điện nhỏ, bóng đèn...các hàng tiêu dùng: vải thông thờng, thực phẩm, đồ uống, đồ nhựa, giấy viết...Riêng việc nhập các giống cây trồng, giống gia súc và thuốc sâu phải đợc quản lý chặt chẽ theo quy định của ngành chức năng, không để các doanh nghiệp nhập khẩu một cách tuỳ tiện.

Thứ ba, rà soát lại tất cả các Hiệp định, các văn bản điều chỉnh hoạt động ngoại thơng và hoạt động buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam và Trung

Quốc. Trên cơ sở đó loại bỏ những văn bản không còn phù hợp, bất cập, chỉ mang tính chất tạm thời, cản trở sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nớc trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời ban hành những văn bản mới phù hợp hơn với tình hình hiện nay. Từ khi thực hiện bình thờng hoá quan hệ cho đến nay, Chính phủ hai nớc đã ký kết hơn 20 Hiệp định về kinh tế, hoặc có liên quan đến kinh tế. Chính phủ cũng ban hành rất nhiều các dự thảo và Nghị định liên quan đến hoạt động vùng biên. Thực sự đã có những văn bản không còn phù hợp, nhiều văn bản trồng chéo nhau. Việc xoá bỏ những văn bản đó là cần thiết, tránh tình trạng có quá nhiều văn bản cùng quy định về một loại đối tợng mà tính hiệu lực không rõ ràng, gây khó dễ cho các doanh nghiệp trong việc hiểu và áp dụng. Hơn nữa, hiện nay Trung Quốc đã tham gia vào WTO, có rất nhiều chính sách đã thay đổi cho phù hợp với tình hình mới đặc biệt là vấn đề thuế hạn ngạch và thanh toán. Chính phủ Việt Nam, do đó, cần phải điều chỉnh cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh mới này.

Thứ t, Tăng cờng kiểm soát quản lý và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, trốn thuế , kinh doanh hàng giả, tiền giả...trong hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch và buôn bán qua biên giới. Đặc biệt để cho kinh doanh thơng mại phát triển cần phải có một thị trờng tiền tệ ổn định, phơng thức thanh toán an toàn, nhanh, thuận tiện và điều quan trọng là Nhà nớc phải thiết lập đợc sự quản lý trên lĩnh vực tiền tệ ở khu vực biên giới Việt-Trung. Đây cũng là vấn đề đợc đặt ra cho ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Luật Ngân hàng và các văn bản có liên quan khác đến lĩnh vực tiền tệ, đảm bảo cho hoạt động buôn bán trao đổi ở khu vực biên giới đi vào quy củ và lành mạnh.

Một phần của tài liệu Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước (Trang 70 - 72)