Nghiên cứu thành lập các nhà kinh doanh KCN.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)

II. Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài tại các Khu công nghiệp hiệu quả

6. Một số vấn đề khác cần đợc quan tâm.

6.3. Nghiên cứu thành lập các nhà kinh doanh KCN.

Để tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN cần nghiên cứu thành lập “Hiệp hội các nhà kinh doanh KCN” nhằm tránh các hiên tợng cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến thiệt hại không đáng có cho các KCN và các doanh nghiệp trong KCN phá vỡ sự cân đối của kế hoạch phát triển kinh tế. Hiêp hội này sẽ là đầu mối để các nhà đầu t KCN và các doanh nghiệp KCN hỗ trợ nhau, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm thu hút và quản lý hoạt động đầu t để đảm bảo sự phát triển có hiệu quả nhất của KCN, hình thức các cụm KCN bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệp hội này có thể bao gồm các công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong và ngoài nớc sản xuất kinh doanh tại các KCN hoặc các tổ chức có nhu cầu kinh doanh và các KCN.

Kết luận

Nh chúng ta đã phân tích thì thu hút FDI vào các KCN Việt Nam là một tất yếu khách quan. FDI vào các KCN Việt Nam trong thời gian qua đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của các KCN Việt Nam nói riêng và đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung. Dòng FDI vào các KCN đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nớc ta theo hớng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán; tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đem lại kỹ thuật, công nghệ hiện đại và phơng thức quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân.

FDI thực sự đã khẳng định đợc vai trò không thể thiếu của nó trong công cuộc phát triển các KCN Việt Nam nói riêng cũng nh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc nói chung. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề, tồn tại và vớng mắc trong vấn đề thu hút và sử dụng FDI vào các KCN, làm giảm sự quan tâm và nhiệt tình đầu t của các nhà đầu t nớc ngoài. Để dòng FDI “chảy” vào các KCN Việt

Nam ngày càng nhiều và hiệu quả sử dụng chúng cao hơn, chúng ta cần phải giải quyết khó khăn, vớng mắc đó và các giải pháp cơ bản là:

- Xác định rõ những điều kiện cần thiết để xây dựng các KCN.

- Có một quy hoạch tổng thể phát triển các KCN gắn liền với việc thu hút FDI vào các KCN.

- Tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động của KCN, sớm cho ra đời Luật KCN, KCX; cải tiến mô hình phát triển công ty phát triển hạ tầng KCN, và chủ động vận động tiếp thị đầu t các KCN.

- Tăng cờng quản lý Nhà nớc đối với các hoạt động trong KCN và đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chức bộ máy và đơn giản hơn nữa thủ tục hành chính.

- Đảm bảo sự hài hoà giữa nội tiêu và ngoại tiêu, nghiên cứu thành lập hiệp hội các nhà kinh doanh KCN.

Tuy nhiên, thực hiện đợc những giải pháp này không chỉ trong một sớm một chiều. Muốn tạo đợc môi trờng đầu t thuận lợi, thông thoáng hơn nữa để thu hút các nhà đầu t nớc ngoài vào các KCN Việt Nam, chúng ta cần phải kiên định thực hiện chúng. Để đạt đợc những thành công mới ta sẽ phải vợt qua nhiều khó khăn, đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngành các cấp cùng nhau tháo gỡ. Nhng chúng ta tin rằng KCN sẽ thực sự trở thành một mô hình phát triển kinh tế với đầy đủ vai trò, ý nghĩa của nó trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nớc và trong đó, FDI sẽ góp phần ngày càng lớn hơn đối với sự phát triển của các KCN Việt Nam.

TàI liệu tham khảo

1. Báo cáo tình hình đầu t trực tiếp nớc ngoài vào Việt Nam năm 2001 và giai đoạn 1988- 2000, Vụ đầu t nớc ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu t.

2. Báo cáo tình hình hoạt động của các KCN, KCX Việt Nam năm 2001 -Vụ quản lý KCN - KCX; Bộ Kế hoạch và Đầu t.

3. Báo cáo tình hình phát triển một số ngành, lĩnh vực trong các KCN, KCX tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung Bộ năm 2001, Vụ quản lý KCN - KCX; Bộ Kế hoạch và Đầu t.

4. Báo cáo tình hình và phơng hớng đầu t trực tiếp nớc ngoài tại Việt Nam- Bộ Kế hoạch và Đầu t, Hà Nội, 27/12/2000

5. Giáo trình đầu t nớc ngoài - Vũ Chí Lộc, NXB Giáo Dục - Hà Nội, 11/1997 6. Hớng dẫn đầu t vào các KCN, KCX, KCNC ở Việt Nam - Nguyễn Mạnh

Đức, NXB Thống Kê - Hà Nội,1/1998

7. Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kế cấu hạ tầng thời kì 1996 -2010, Bộ Kế hoạch và Đầu t, Hà Nội, 11/1999

8. Tạp chí thông tin KCN Việt Nam các số năm 2001 và 2001 - Ban quản lý các KCN - KCX Việt Nam.

9. Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2001 và 2002. 10. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế các số năm 2001 và 2002.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)