III. Đánh giá hoạt động của vốn đầu t trực tiếp nớc ngoàI vào các KCN.
3. Một số KCN điển hình.
3.1. KCN Việt Nam - Singapore
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) là dự án đợc sự hỗ trợ của hai chính phủ Việt Nam và Sigapore cùng với sự góp vốn liên kết đầu t của các đối tác Việt Nam và Siagapore là những tập đoàn có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản nh SemCorp Industries, Singapore và Becamex (Việt Nam). Quan điểm đầu t của VSIP là thiết kế và xây dựng một Khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm thu hút các ngành công nghiệp sạch và công nghệ cao nh điện, điện tử, cơ khí chính xác, dợc, thực phẩm, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng…phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nớc.
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore là KCN có vị trí thuận lợi.
VSIP đợc chính thức khởi công xây dựng năm 1996 với quy mô 500ha tại Thuận An, tỉnh Bình Dơng và nằm trong khu vực thuộc tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam. KCN này có một vị trí thuân lợi vì nó cách Thành phố HCM 17km, cách hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế và các trung tâm dịch vụ thơng mại tại Thành phố HCM khoảng 20-22km, tiếp giáp với quốc lộ 13 và trục đờng tỉnh lộ DT 743
nối VSIP với các tỉnh lân cận và các trung tâm kinh tế khác, hơn nữa KCN này còn nằm tại giao điểm của các đơn vị hành chính quan trọng, điều này tạo thuân lợi cho việc tuyển dụng một lực lợng lao động tốt nhất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
VSIP có cơ sở hạ tầng hiện đại và hoàn chỉnh.
100% diện tích giai đoạn I (100ha) và 80% diện tích giai đoạn II (200ha) đã đợc xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, KCN còn có các tiện ích khác nh: ngân hàng, dịch vụ giao nhận, trung tâm y tế, bu điện rất hữu ích.
VSIP còn đợc sự hỗ trợ của hai Chính phủ Việt Nam và Singapore để xây dựng các công trình khác phục vụ hoạt động của Khu công nghiệp.
Tính đến nay, VSIP đã cho thuê trên 90% diện tích đất đai và nhà xởng giai đoạn I (100ha) và 50% diện tích đất giai đoạn II (200ha). Có 84 dự án đến từ 20 quốc gia, trong đó có 55 dự án đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất nh Nitto Denko, Uchiyama, Konica, Kurabe, Rohto (Nhật), ICA Pharma (Việt Nam), Korea United Pharma (Hàn Quốc), Roche (Pháp), Kimberly Clark (Mỹ), New Toyo (Singapore). Số lao động mà Khu công nghiệp này đã thu hút là 14.000 lao động. Từ khi thành lập đến nay, KCN Việt Nam - Singapore đợc coi là một trong những Khu công nghiệp thành công nhất và đã đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội cũng nh là sự phát triển của các KCN.
3.2. KCX Tân Thuận và Linh Trung.
Trong số 3 KCX đợc thành lập trên cả nớc, Tân Thuận và Linh Trung đợc đánh giá là 2 KCX đã phát triển đúng tiến độ, bớc đầu đạt đợc 5 mục tiêu đề ra cho KCX (thu hút vốn đầu t nớc ngoài; tạo việc làm cho ngời lao động; tạo nguồn hàng có sức cạnh tranh trên thị trờng thế giới; du nhập kỹ thuật và công nghệ mới; tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân ngoại thơng) tại Thông t số 1126- HTĐT - PC (ngày 20/8/1992 của Uỷ ban Nhà nớc về hợp tác và đầu t hớng dẫn thi hành Quy chế KCX).
Thành công trong việc xây dựng và phát triển 2 KCX trớc hết là thu hút vốn đầu t nớc ngoài. Tính đến ngày 30/6/2002, 2 KCX có 173 giấy phép đầu t 100% vốn nớc ngoài với tổng số vốn đăng kí là 847 triệu USD, chiếm 24,7% tổng số vốn đầu t trực tiếp vào thành phố. Các chỉ tiêu sử dụng đất ở 2 KCX đạt cao hơn hẳn các KCN của cả nớc, bình quân 1ha cho thuê ở KCX thu hút đợc 5,6 triệu USD vốn đầu t, tạo việc làm cho 520 lao động, tạo kim ngạch xuất khẩu hàng năm 5,4 triệu USD (năm 2001).
Có 140 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ở 2 KCX giải quyết việc làm cho hơn 78.000 lao động của thành phố và nhiều tỉnh khác, phần lớn là thanh niên. Tỷ lệ lao động nữ khoảng 75%, tỷ lệ lao động từ khu vực nông thôn khoảng 50%. Con em của nhiều gia đình di dời để giao đất xây dựng KCX đã có việc làm trong các doanh nghiệp các KCX, góp phần ổn định đời sống gia đình. Hàng hoá do các doanh nghiệp KCX sản xuất rất đa dạng. Năm 2001, sản phẩm của 2 KCX đã xuất đi trên 50 nớc, trong đó kim ngạch xuất khẩu đi Nhật chiếm 45%, EU chiếm 24%, Đài Loan chiếm 9,8%, đi Asean chiếm 3,6%, đi Trung Quốc 2,8%, đi Mỹ 2,5%. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng lên nhanh chóng và tăng liên tục, đến năm 2001 đã đạt 812 triệu USD, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố và chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn n- ớc ngoài ở thành phố. Cộng dồn từ ngày thành lập đến nay, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,3 tỷ USD. Đặc biệt từ năm 1998 đến nay, 2 KCX liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trớc. Năm 2001 xuất siêu 160,65 triệu USD ( trong khi tính chung khối doanh nghiệp vốn nớc ngoài ở Thành phố năm 2000 vẫn là nhập siêu. Lúc đầu, 2 KCX thu hút chủ yếu là ngành dệt may, lắp ráp điện tử. Sau đó các ngành và các sản phẩm trong 2 KCX ngày càng phong phú trong đó ngành điện, điện t, cơ khí có vốn đầu t và kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn nhất. ở KCX đã có những doanh nghiệp đúc chính xác, sản xuất phụ ting hộp số tự động của ô tô, sản xuất cáp điện
linh kiện điện tử, kể cả sản xuất “chíp”. Sự thành công của 2 KCX đã và đang thúc đẩy cả vùng kinh tế nội địa phát triển.
Chơng III