Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài trong KCN.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 43)

II. đầu t trực tiếp nớc ngoài vào phát triển các KCN ở Việt Nam.

4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài trong KCN.

t trực tiếp nớc ngoài trong KCN.

- Giá trị sản l ợng :

Từ năm 1998 đến nay hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại các KCN đã có sự tăng trởng đáng kể. Nếu năm 1998 giá trị sản lợng là 1489 triệu USD, cao hơn các năm trớc thì năm 1999 các doanh nghiệp này đã tạo ra tổng giá trị sản lợng 1950 triệu USD (+131%) và đến năm 2000, con số này đã tăng lên đến 3555 triệu USD, tiếp tục tăng 182% so với năm 1999. Và trong năm 2001 thì giá trị

sản lợng của các doanh nghiệp đã đạt đến con số 4500 triệu USD, tăng 128%. Trong thời điểm nớc ta vẫn chịu ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua thì những kết quả trên đây đáng để cho chúng ta có thể phấn khởi. (Xem chi tiết ở bảng dới).

Bảng 9: Tình hình giá trị sản lợng của các doanh nghiệp có vốn FDI trong KCN.

Năm 1998 1999 2000 2001 2001- 1998

Giá trị sản lợng (Tr.USD)

1489 1950 3555 4500 11494

(Nguồn : Vụ quản lý KCN - KCX : Bộ Kế hoạch và Đầu t).

Các sản phẩm làm ra của các doanh nghiệp có vốn FDI trong các KCN chủ yếu là cho xuất khẩu. Tỷ suất xuất khẩu hàng hoá trung bình giai đoạn 1991-2001 đạt tới 82%, một tỷ lệ rất cao. Chính vì vậy mà giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này cũng đạt những mức rất lớn. Trong năm 2001, khu vực FDI trong các KCN đã có giá trị xuất khẩu đạt gần 3000 triệu USD, bằng gần 67,7% giá trị sản lợng do các doanh nghiệp có FDI trong KCN tạo ra và chiếm 51% kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ khu vực FDI. Mặc dù chúng ta vẫn còn ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á trong những năm trớc nhng cho tới nay giá trị xuất khẩu của khu vực có FDI trong các KCN vẫn không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trớc. Nếu nh trong năm 1998 khu vực này mới chỉ xuất khẩu đợc 1050 triệu USD thì năm 1999 giá trị xuất khẩu đạt 1500 triệu USD, tăng 42% so với năm 1998. Và trong năm 2000 thì con số này đã đạt ở mức 2170 triệu USD tăng 46,7% so với năm trớc đó. Còn trong năm 2001 vừa qua, giá trị xuất khẩu là 3000 triệu USD, tăng 44,9%. Trung bình giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI trong KCN tăng hàng năm là 44,5 - một con số hứa hẹn sẽ tăng nhiều hơn tăng các năm sau. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao là các linh kiện điện tử, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, bóng đèn hình, máy tính, vật liệu xây

dựng, dệt, may mặc mà tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp KCN ở khu vực kinh tế phía Nam.

Sau đây là bảng kết quả xuât khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI qua các năm:

Bảng 10: Kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI trong các KCN.

Năm 1998 1999 2000 2001 2001 - 1998

Xuất khẩu (Triệu USD)

1050 1500 2170 3000 7720

(Nguồn : Vụ quản lý KCN - KCX ; Bộ Kế hoạch và Đầu t)

- Sử dụng lao động:

Việt Nam là một nớc đông dân, dân số trẻ nên số ngời trong độ tuổi lao động chiếm một tỷ lệ khá cao, trong khi đó nền kinh tế đất nớc lại đang phát triển, vấn đề tạo ra việc làm cho ngời lao động là một vấn đề rất quan trọng. Việc xây dựng và phát triển các KCN thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh đã tạo ra việc làm cho một số lợng đáng kể ngời lao động. Đặc biệt là trong khu vực có vốn FDI trong các KCN đã thu hút đợc một số lợng lớn lao động, góp phần đáng kể vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của nớc ta. Nếu khu vực này trong giai đoạn 1991 - 1997 mới chỉ thu hút đợc 69 nghìn ngời lao động thì đến năm 2001 con số này đã là 250 nghìn ngời cha kể số lao động xây dựng cơ bản và lao động làm việc trong các công đoạn phụ trợ cho sản xuất chính của doanh nghiệp trong KCN (sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho KCN, gia công dịch vụ). Trong đó các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thu hút đợc nhiều nhất với gần 14000 ngời lao động và riêng các KCN ở Đồng Nai và Bình Dơng đã thu hút đợc gần 7400 lao động, chiếm 29,6% tổng số lao động thu hút đợc vào các KCN. Các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thu hút đợc trên 7000 ngời lao động và các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thu hút đợc trên 9000 lao động. Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình hu hút lao động của khu vực FDI trong các KCN qua bảng sau:

Bảng 11 : Tình hình thu hút lao động của khu vực FDI trong các KCN. Đơn vị: Nghìn ngời Năm 1994 – 1997 1998 1999 2000 2001 Lao động 69 101 28 22 30

(Nguồn : Vụ quản lý KCN - KCX; Bộ Kế hoạch và Đầu t)

Tuy nhiên, hiện nay trình độ tay nghề của lao động Việt Nam phần lớn cha đáp ứng đợc yêu cầu của sản xuất trong các KCN. Các KCN thu hút phần lớn là lao động địa phơng tại nơi có KCN và lao động từ các vùng nông thôn ngoại thành, nh- ng những lao động này trình độ trung bình chung chỉ học hết phổ thông nên cha đáp ứng đợc các đòi hỏi về yêu cầu kỹ thuật cơ bản của sản xuất công nghiệp. Hiện nay, mới chỉ có KCN Việt Nam - Singapore ở Bình Dơng là có trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề và mới đây ở Hà Nội, Ban quản lý các KCN - KCX Hà Nội đã thành lập trung tâm dịch vụ việc làm đào tạo dạy nghề cho ngời lao động để cung ứng cho các KCN.

- Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tiêu biểu:

Mặc dù nằm trong khu vực chịu ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á nhng có thể nói rằng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài trong các KCN Việt Nam nói chung vẫn ổn định và có hiệu quả. Tuy lợng vốn FDI có phần giảm sút trong mấy năm trở lại đây nhng chất lợng hoạt động của nguồn vốn này ngày càng có hiệu quả hơn. Giai đoạn 1991- 1997, tỷ lệ doanh thu/vốn thực hiện chỉ là 79% và tỷ lệ này đã tăng dần qua các năm 1998, 1999 và 2000. Và trong năm 2001 vừa qua, tỷ lệ này đạt ở mức 82%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn FDI thực hiện trong các KCN trong thời gian qua không chỉ thu hồi đủ vốn mà đã có lãi.

Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh thu/lao động của các doanh nghiệp có vốn FDI trong KCN cũng tăng lên đáng kể, từ 8438 USD/lao động

trong giai đoạn 1991-1997 thì đến năm 2001 đã là 24301 USD/lao động, gấp gần 3 lần giai đoạn 1991-1997 hấp dẫn đối với các nhà đầu t nớc ngoài khi họ quyết định đầu t vào Việt Nam (Xem bảng dới đây).

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w