Bài học từ thất bại của Philippin.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)

2. Bài học từ những thất bại.

2.1. Bài học từ thất bại của Philippin.

Philippin là một trong những nớc có kế hoạch phát triển KCN, KCX từ rất sớm. Ngay từ năm 1969, Philippin đã có quyết định chuyển đô thị Manveles thành một cảng nhập cảnh và thành lập cơ quan chịu trách nhiệm về ngoại thơng để lập kế hoạch phát triển và quản lý KCX. Đến 12/1972, cảng trên đợc đổi tên thành Khu chế xuất Batoan (BEPZ). Khu chế xuất này có diện tích 1200 ha, nằm cách Manila 55km. Mục tiêu thành lập BEPZ là nhằm chuyển ngành công nghiệp từ vùng thành thị chật chội sang sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất phi truyền thống và thu hút FDI. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng các mục tiêu của BEPZ đã không thực hiện đợc, số công ty nớc ngoài thu hút vào hoạt động tại BEPZ chỉ bằng một nửa con số dự kiến, số lợng lao động làm việc trong BEPZ ở mức thấp, nguồn thu ngoại tệ không đáng kể. Những lợi ích mang lại từ BEPZ không thể bù đắp đợc những chi phí đã bỏ ra.

Những sai lầm dẫn đến thất bại của BEPZ của Philippin đợc các nhà kinh tế chỉ ra là:

- Vị trí của BEPZ đợc lựa chọn cha đúng, BEPZ đợc xây dựng ở bờ biển núi non, biệt lập kém phát triển. Do vậy chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN khá lớn.

- Các biện pháp thu hút đầu t cha đủ hấp dẫn các nhà đầu t nớc ngoài, số công ty tham gia vào hoạt động tại BEPZ chỉ bằng một nửa con số theo dự kiến.

- Ngay sau khi thành lập, chính phủ Philippin cũng đã có một số thay đổi về chính sách mở rộng kho hàng thuế quan. Kế hoạch này không chỉ áp dụng cho BEPZ mà còn cho các Khu chế xuất khác. Trong khi đó điều kiện ở các Khu chế xuất khác tốt hơn rất nhiều so với BEPZ, làm cho BEPZ vô hình chung trở nên thừa và không khuyến khích đầu t vào BEPZ.

- Vẫn còn sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nớc và doanh nghiệp nớc ngoài, việc chuyển lợi nhuận ra nớc ngoài gặp khó khăn. Điều này tạo ra ấn tợng xấu và tâm lý hoang mang cho các nhà đầu t nớc ngoài.

- Một số u đãi ban đầu về tài chính giảm dần và các ngân hàng cũng thận trọng hơn khi cho vay đã làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh vốn đã trầm lặng trong các KCX.

- Bên cạnh đó các chi phí về dịch vụ phải trả giá cao, những biểu hiện gây phiền hà về thủ tục giấy tờ, chi phí vận tải tăng…cũng làm giảm đáng kể sự hấp dẫn của KCX này.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w