II. đầu t trực tiếp nớc ngoài vào phát triển các KCN ở Việt Nam.
2. Tình hình đầu t trực tiếp nớc ngoài vào các KCN Việt Nam.
2.1. Đầu t trực tiếp nớc ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng.
Muốn phát triển đợc các KCN thì việc cần phải làm đầu tiên là xây dựng đợc các KCN hay nói cách khác là phải xây dựng đợc cơ sở hạ tầng KCN. Nguồn vốn FDI đã giúp chúng ta một phần không nhỏ để thực hiện công việc này. Tính tới nay cả nớc ta có 69 KCN đã đợc thành lập thì có tới 14 KCN đợc phía nớc ngoài liên doanh xây dựng với 1 KCN do phía nớc ngoài hoàn toàn bỏ vốn. Không những thế, nguồn vốn FDI còn có vai trò đắc lực ngay trong những buổi đầu xây dựng KCN đầu tiên. Khu chế xuất Tân Thuận là Khu chế xuất đầu tiên đợc xây dựng ở Việt Nam có sự liên doanh xây dựng cơ sở hạ tầng của Đài Loan (1991). Trong số 4 KCN đầu tiên đợc xây dựng năm 1994 (KCN Cần Thơ, KCN Amata, KCN Đà Nẵng, KCN Nội Bài) thì 3 trong số đó: KCN Amata, KCN Đà Nẵng, KCN Nội Bài có sự đóng góp của FDI. KCN Amata đợc liên doanh xây dựng cơ sở hạ tầng với Thái Lan, KCN Đà Nẵng liên doanh với Malaisia, KCN Nội Bài liên doanh với Malaisia. Từ đó tới nay, FDI đã cùng với nguồn vốn Việt Nam tạo thêm đợc 10 KCN liên doanh và 1 KCN hoàn toàn bằng nguồn vốn nớc ngoài (KCN Đài T), nâng tổng số các KCN có vốn FDI tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng lên 15 khu là:
1, Khu công nghiệp Nội Bài ( liên doanh với Malaisia) 2, Khu công nghiệp Đài T (100% vốn của ĐàI Loan)
3, Khu công nghiệp Deawoo - Hanel (liên doanh với Hàn Quốc) 4, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (liên doanh với Nhật) 5, Khu công nghiệp Nomura (liên doanh với Nhật)
6, Khu công nghiệp Đình Vũ (liên doanh với Thái Lan, Bỉ, Mỹ) 7, Khu công nghiệp Hiệp Phớc II (liên doanh với Thái Lan, Bỉ, Mỹ) 8, Khu công nghiệp Loteco (liên doanh với Nhật)
9, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (liên doanh với Malaisia) 10, Khu công nghiệp Đà Nẵng (liên doanh với Malaisia)
11, Khu công nghiệp Amata (liên doanh với Thái Lan) 12, Khu chế xuất Tân Thuận (liên doanh với Đài Loan)
13, Khu công nghiệp Hải Phòng 96 (liên doanh với Hôngkông) 14, Khu công nghiệp Dung Quất (liên doanh với Liên Bang Nga) 15, Khu công nghiệp Hiệp Phớc I (liên doanh với Thái Lan, Bỉ, Mỹ)
Trong số các nớc tham gia vào đầu t cơ sở hạ tầng KCN thì Nhật là quốc gia có sự tham gia vào đầu t cơ sở hạ tầng KCN Việt Nam nhiều nhất (KCN Loteco, KCN Thăng Long, KCN Nomura - Hải Phòng). Thái Lan tuy cũng tham gia vào việc xây dựng nhng chỉ đứng hàng thứ hai vì ngoài liên doanh với Việt Nam (KCN Amata), Thái Lan còn liên doanh với Mỹ, Bỉ ở hai KCN là Đình Vũ và Hiệp Phớc II. Tiếp sau đó là Malaisia, Bỉ, Mỹ với việc liên doanh xây dựng 2 KCN. Và Singapore, Hàn Quốc dứng sau cùng với 1 KCN liên doanh xây dựng. Một điều rất rõ ràng là hầu hết những nớc có đóng góp FDI vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN này đều là những quốc gia Châu á, chỉ có một nớc Châu âu (Bỉ) và một nớc Châu Mỹ là Mỹ. Dòng vốn FDI từ các nớc phát triển Châu Âu và Mỹ là rất lớn, song việc thu hút FDI từ các quốc gia này để tham gia vào đầu t cơ sở hạ tầng KCN ở Việt Nam còn quá khiêm tốn. Đây phải chăng là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý và ngoại giao Việt Nam trong việc thu hút FDI vào đầu t cơ sở hạ tầng các KCN.
Tuy nhiên có một điều đáng mừng là: mặc dù số KCN có vốn FDI tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ là 15 khu nhng tổng số vốn đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng cho những KCN này là rất cao, chiếm tới 41,14% tổng số vốn đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng trên cả nớc. Quy mô diện tích bình quân là 141,18 ha/khu (thấp hơn mức bình quân của KCN do doanh nghiệp trong nớc xây dựng hạ tầng:
161,52ha/khu) nhng tổng số vốn đầu t bình quân xây dựng một khu công nghiệp có vốn FDI lại đạt 64,47% triệu USD, cao hơn mức trung bình chung là 35,745 triệu USD/khu và cao hơn so với mức 19,51 triệu USD/khu của các KCN do nguồn vốn đầu t trong nớc xây dựng. Mức vốn đầu t bình quân này có thể nói là khá cao, đảm bảo đợc so với tiêu chuẩn chung của KCN thế giới, quy mô diện tích bình quân 100 ha/khu, tổng vốn đầu t cơ sở hạ tầng: 50 triệu USD. Chính mức bình quân FDI xây dựng cơ sở hạ tầng thờng có mức đầu t hợp lý hơn và chất lợng công trình cũng cao hơn các KCN có vốn đầu t trong nớc để xây dựng có sở hạ tầng.
3.Đầu t của các doanh nghiệp có vốn đầu t trực tiếp n ớc ngoài trong các KCN Việt Nam.
3.1. Số dự án đầu t và tổng vốn đầu t.
Tính đến năm 2001, 14 năm kể từ ngày Luật Đầu t nớc ngoài tại Việt Nam có hiệu lực (1/1/1998), theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu t, đến hết năm 2001 thì trong số 1010 dự án đăng kí hoạt động trong KCN thì có tới 880 dự án có vốn FDI với tổng số vốn là 9000 triệu USD, chiếm 87,12% tổng số dự án và 95,3% tổng số vốn đầu t của các dự án trong KCN. Trong năm vừa qua, với việc thu hút thêm 186 dự án đầu t mới có tổng số vốn đầu t đăng kí 885 triệu USD (tăng 89% so với năm 2000) và 204 triệu USD vốn tăng của các dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu t vào các KCN trong năm 2001 chiếm khoảng 33% tổng vốn đầu t mới vào Việt Nam (bằng 39% về số dự án). Chúng ta có thể thấy rõ hơn về tình hình các dự án có vốn FDI đầu t vào các KCN và quy mô vốn của chúng qua bảng sau:
Bảng 7: Các dự án FDI vào các KCN Việt Nam
Stt Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 1 Số dự án Dự án 112 75 84 423 186 2 Vốn đăng kí Tr.USD 1635 1177 1776 1025 885 3 Quy mô vốn bình quân Tr.USD /dự án 14,6 15,7 21,14 8,2 4,6
(Nguồn: Vụ quản lý KCN-KCX; Bộ Kế hoạch và Đầu t).
Qua bảng trên ta thấy rằng năm 2000 là năm có số dự án cũng nh số vốn đầu t lớn nhất, tuy nhiên quy mô vốn bình quân lại không cao. Từ năm 1997 đến 1999 quy mô vốn bình quân tăng hơn so với các năm trớc cho thấy dấu hiệu rất khả quan. Đến năm 2000 số dự án và số vốn có tăng nhng quy mô vốn giảm. Và trong năm 2001 cũng vậy. Đây là vấn đề cần phải lu tâm xem xét. Tuy nhiên với 880 dự án có FDI trong số 1010 dự án và tổng số vốn có FDI là 9000 triệu USD cho thấy ta không thể phủ nhận một thực tế rằng các KCN đã trở thành những địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu t nớc ngoài.
3.2. Đối tác đầu t.
Theo thống kê thì vốn đầu t vào các KCN trong những năm vừa qua là từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là từ các nớc sau:
Bảng 8: Các quốc gia đầu t vào KCN Việt Nam
Stt Nớc Số dự án đầu t trong KCN Vốn đầu t Tỷ trọng vốn(%) 1 Nhật 27 190 27 2 Đài Loan 59 375,3 40 3 Hàn Quốc 38 51,2 6 4 Mỹ 23 102,2 11,5 5 Đức 37 51,9 6
(Nguồn: Tạp chí Khu công nghiệp số tháng 1- 2001).
Ngoài ra còn có một số nhà đầu t khác nh Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, HồngKông, Liên Bang Nga. Cũng theo xu thế chung, các dự án theo hình thức 100% vốn nớc ngoài ngày càng tăng, năm 2001 có 175 dự án, vốn đầu t bằng 830 triệu USD (bằng 94% số dự án và 93,6% số vốn), các dự án còn lại là liên doanh.
Điều này tạo cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi vì các nớc t bản Châu Âu với trình độ khoa học công nghệ cao và tiềm năng rất lớn.
3.3. Lĩnh vực đầu t.
Thu hút đợc FDI vào các KCN là một vấn đề hết sức quan trọng, song việc xác định cơ cấu FDI hợp lý trong từng KCN cũng có ý nghĩa cực kì quan trọng để phát triển KCN có hiệu quả. Cơ cấu đầu t nh thế nào để có thể giải quyết quan hệ giữa đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh trong KCN hay tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý trong Khu nh thế nào để vừa khai thác đợc lợi thế của Khu vừa tạo đợc nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trờng trong và ngoài nớc là điều rất đáng quan tâm. Cơ cấu FDI đầu t vào những ngành, lĩnh vực chính trong các KCN là: Dệt may, điện tử, điện, ô tô xe máy, cơ khí chế tạo, sắt thép, bia, nớc giải khát, gạch ốp nát, sứ vệ sinh, phân bón NPK, nớc cho sinh hoạt và sản xuất, chế biến gạo xuât khẩu. Trong các dự án FDI vào các KCN thì phần lớn tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ. Dệt may là ngành thu hút đợc nhiều vốn FDI nhất, sau đó đến ngành sản xuất - lắp ráp các sản phẩm điện tử, rồi tiếp đến là xây dựng các nhà máy điện tại các KCN với mục tiêu là cung cấp điện cho các KCN.
Nh vậy là theo xu hớng chung của nguồn vốn đầu t vào các KCN mà đặc biệt là nguồn vốn FDI thờng tập trung vào các ngành công nghiệp nhanh chóng thu hồi lại vốn và mang lại lợi nhuận cao.
3.4. Địa bàn đầu t
Tình hình thu hút đầu t vào các KCN cũng có sự khác biệt lớn giữa các vùng kinh tế. Trong năm vừa qua, vùng kinh tế trong điểm miền Nam thu hút đợc nhiều dự án nhất với 755 dự án FDI (chiếm 85,8%), với tổng số vốn đăng kí 6,9 tỷ USD (chiếm 74,8%). Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc thu hút đợc 53 dự án (chiếm 5%), tổng vốn đăng kí là 645 triệu USD (chiếm 8%). Việc thu hút đầu t vào các
KCN ở vùng này gặp nhiều khó khăn do giá thuê lại đất tại khu vực này khá cao (cao nhất so với các KCN ở các vùng khác), nên các doanh nghiệp trong nớc ít có khả năng thuê lại đất. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thu hút đợc 12 dự án với tổng vốn đầu t 80 triệu.
Trong năm 2001 có 18 địa phơng có thêm dự án đầu t, dẫn đầu là tỉnh Đồng Nai với 41 dự án, có tổng vốn đầu t đăng kí 382,4 triệu USD (gần bằng 45% vốn đầu t mới), tiếp theo là Hà Nội có 10 dự án, với tổng vốn là 154,2 triệu USD (bằng 18%), Bình Dơng có 55 dự án, vốn đầu t 86,5 triệu USD (bằng 10%), Thành phố Hồ Chí Minh có 49 dự án với tổng vốn 71,9 triệu USD (bằng 9%). Phú Yên có 6 dự án với vốn đầu t 59,3 triệu USD (bằng 6,5%). Ngoài ra các tỉnh nh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Cần Thơ, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, Thái Nguyên, Tây Ninh, Nghệ An cũng thu hút các dự án (Phú Yên, Đồng Tháp, Thái Nguyên, Nghệ An là các địa phơng thu hút đợc các dự án FDI lần đầu tiên vào các KCN).
Nh vậy số lợng các dự án đầu t trong năm qua đã là minh chứng cho thấy rằng miền Nam là địa bàn thu hút nhiều nhất các dự án đầu t vào các KCN.
Từ sự chênh lệch trong việc thu hút các dự án FDI của các KCN trên thì ta có thể có hớng đề xuất ra những giải pháp để khắc biệt sự khác biệt đó nhằm tận dụng đợc tối đa và sử dụng có hiệu quả tiềm năng của các KCN.