Thì cũng không theo chuẩn nào Thế mà không hiểu sao tôi lại thấy hợp, rất hợp với người Viettel tự gọi cho mình như vậy Người ấy vốn

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 45 - 48)

hợp, rất hợp với người Viettel tự gọi cho mình như vậy. Người ấy vốn là một người bình thường trong số hàng chục nghìn người ở Viettel, bình thường đến nỗi, gặp đến lần thứ ba tôi mới thực sự có ấn tượng. Nhưng mà là ấn tượng sâu sắc, cảm nhận rõ ràng lắm về sự trưởng thành và tinh thần lạc quan.

Mạnh (bên phải) cùng đồng nghiệp cổ vũ cho đội bóng Peru

Tôi gặp Vũ Công Mạnh lần đầu tiên ở tòa nhà Metfone, khoảng đầu năm 2009. Lúc ấy, Mạnh mới chuyển từ một đơn vị Quân đội về Viettel làm vệ binh và được điều động thẳng sang Campuchia. Giống như các vệ binh khác ở Viettel, Mạnh chu đáo và nhiệt tình giúp đoàn công tác của tôi thực hiện các thủ tục hành chính khi ra- vào tòa nhà. Tuy nhiên, hồi ấy, Mạnh còn có chút tỏ ra rụt rè do lần đầu tiên ra nước ngoài, còn chưa biết Tiếng Anh, Tiếng Khmer và có thể do thấy tôi là “cán bộ Tập đoàn” (lúc ấy là Tổng Công ty). Ngoài chi tiết: Mạnh nằm trong lứa vệ binh đầu tiên “xuất ngoại” của Viettel, tôi không còn lưu tâm nhiều về chàng trai đậm người, rắn rỏi ấy nữa.

Bẵng đi, đến tháng 9/2011, tôi gặp lại Mạnh, lần này ở Haiti. Hóa ra, Mạnh ở đó được nửa năm rồi, sau khi gắn bó ở Campuchia hơn hai năm. Mạnh kể, lúc chia tay Metfone, buồn lắm vì cũng đã quen ở đó, tiếng Khmer thì đã biết kha khá, đủ để tán gái (ở Viettel có một khái niệm vui: ông nào biết tiếng sở tại đủ để tán gái là có thể sống như người sở tại). Lần đi Haiti, Mạnh lại thấy lo lắng nhiều hơn lần đầu tiên đi thị trường. Bởi dù sao, với Campuchia, bố Mạnh đã từng là bộ đội chiến đấu và công tác ở đó nên Mạnh không cảm thấy quá xa lạ. Ở Campuchia, có nhiều người Việt và văn hóa cũng không quá khác biệt so với người Việt. Mọi người trong gia đình lại càng lo lắng hơn khi Haiti vừa trải qua thảm họa động đất. Nhưng tình thế Công ty Natcom lúc đó rất cần người làm công tác an ninh, do khủng hoảng động đất và thay đổi mô hình Công ty, nhân viên người sở tại liên tục tổ chức biểu tình, bao vây trụ sở, nhà ở của CBNV người Việt. Xuống đến sân bay, dọc đường về Công ty, nhìn cảnh tượng ngổn ngang, đổ nát, trong lòng Mạnh thầm hỏi: mình sẽ sống ra sao ở đất nước này đây? Rồi tự trả lời: đã có bao nhiêu người sang trước mình, khó khăn hơn còn sống được thì mình phải sống được, mình còn hơn nhiều anh em vì mình là đảng viên, là bộ đội, không thể nhụt chí hơn người khác được.

Ở Natcom, bên cạnh việc phụ trách an ninh, Mạnh còn tham gia thêm việc hậu cần. Đời sống sinh hoạt của anh em người Việt tại Natcom những ngày đó còn vô cùng gian khổ do kinh tế Haiti khó khăn, do khác biệt về văn hóa. Mạnh tích cực tham gia tìm tòi các loại thực phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt, tham gia “một chân, một tay” vào các công việc hành chính khác, để phục vụ CBNV trong công ty “tập trung chuyên môn”. Ngày nghỉ, lại thấy Mạnh cởi trần, hì hụi cuốc đất trồng rau, cải thiện bữa ăn cho anh em.

Phụ trách công tác an ninh ở Natcom, Mạnh đã có rất nhiều người bạn Haiti

Những ngày chuẩn bị khai trương là thời gian vất vả nhưng cũng là đáng nhớ nhất của Mạnh ở Haiti, nhiều phen hú vía và cũng vài vụ cười… ra nước mắt. Có lần Mạnh đi chở máy nổ từ kho về nhà nghỉ cho anh em, xe của Công ty thì cũ, lại lên dốc cao (ở Haiti càng nhà giàu càng ở trên cao), nên khi gần đến nhà thì tự nhiên xe chết máy nằm giữa dốc và tụt không phanh xuống dưới. Anh lái xe nhanh trí quặt ngược tay lái để xe xoay ngang ra dốc nên xe đứng yên tại chỗ. Lúc ấy chả nghĩ gì cả, chỉ tìm cách khiêng bằng được máy nổ lên nhà để tối anh em có điện dùng quạt cho bớt nóng. Sau này mới nghĩ lại là nếu lúc đó xe không dừng lại thì sao nhỉ?

Việc lên phương án bảo vệ cho đoàn đại biểu từ Việt Nam sang dự khai trương làm Mạnh lo lắng hàng tuần. Từ xây dựng cung đường đi, đến việc đi ngoại giao với cảnh sát, bố trí các điểm bảo vệ đã khiến Mạnh có thêm nhiều kinh nghiệm khi sinh sống ở một đất nước xa lạ. Trong buổi khai trương, Mạnh và đội vệ binh được phối hợp với vệ sỹ của Tổng thống vừa làm nhiệm vụ đưa đường, vừa bảo vệ đoàn khách từ địa điểm gặp mặt giữa Tổng thống với lãnh đạo Tập đoàn đến Hội trường nơi diễn ra Lễ Khai trương.

Tham gia tổ chức thành công Lễ khai trương Natcom, đúng một tuần sau, Mạnh đáp máy bay thẳng sang Peru, trở thành người Viettel thứ 46 tại thị trường này, phụ trách an ninh và chính thức làm thêm nhiệm vụ hành chính. Tám tháng sau, tôi…giật cả mình, khi đón tôi ở sân bay chính là Mạnh. Cậu nhanh nhẹn giao tiếp với các nhân viên sân bay để hỗ trợ chúng tôi hoàn tất các thủ tục, “giải thoát” cho mấy thùng mì tôm to tướng chúng tôi mang theo làm quà cho anh em. Dọc đường về Công ty, Mạnh đã kịp giới thiệu cho chúng tôi những điều đáng chú ý ở đất nước này. Sốc hơn nữa là tôi thấy Mạnh nói chuyện với lái xe …bằng tiếng Tây Ban Nha.

Mạnh kể, tòa nhà Viettel Peru được xây dựng và sử dụng các thiết bị văn phòng rất chuyên nghiệp. Rất nhiều các thiết bị đảm bảo an ninh và phòng chống cháy nổ được lắp đặt tân tiến (Mạnh chưa được tiếp xúc) trong tòa nhà, nhưng hướng dẫn sử dụng cũng như các chữ viết trên

đó toàn chữ Tây Ban Nha. Mạnh chụp ảnh thiết bị, ghi từng chữ rồi đêm về lên mạng tra google, thế rồi thành thạo hết. Phải trực tiếp lo nơi ăn, chốn ở cho anh em nên thành ra Mạnh trở thành “ma xó” ở Lima: ăn gì, chơi gì, mua gì, ở đâu… Mạnh đều thông thổ cả. Trong suốt chuyến công tác của chúng tôi đi các tỉnh của Peru thì số điện thoại của Mạnh thành hotline để hỗ trợ chúng tôi mỗi khi cần.

Được một tối ở Lima, Mạnh đưa chị em chúng tôi đi giải trí ở khu mua sắm và đi bar (bar ở Peru cũng như các nước là một trong những nơi xả stress rất lành mạnh). Mạnh hướng dẫn tôi các nguyên tắc khi vào bar, chỉ cho tôi cách chọn các loại thức uống và dạy khiêu vũ kiểu La tinh, trong khi cũng sáng hôm ấy, tôi bắt gặp Mạnh đang “pha” mỳ tôm bằng nước sôi cho bữa sáng. Điều này chứng tỏ, Mạnh đã hòa nhập vào cuộc sống ở đây đến mức tinh tế và cũng có nghĩa là Mạnh có thể thích ứng được bất cứ hoàn cảnh nào. Òa, trong tiếng nhạc La tinh rộn ràng, tôi vẫn thắc mắc: có phải chàng trai Thái Bình ngày nào đây không? Có phải là anh trinh sát chỉ biết đến: mục tiêu, áp sát, địa bàn, an ninh, trật tự, nghiêm, nghỉ….hay không? Bất giác tôi hỏi: Hơn ba năm em đi biền biệt ở nước ngoài, liên tục ở đất nước mới, làm thêm việc mới, em được những gì? Mạnh trả lời ngay: em được nhiều lắm chứ, trưởng thành lên, hiểu biết và có kinh nghiệm cuộc sống một cách vượt bậc, có thêm nhiều người bạn…Thế có mất gì không? Câu hỏi này làm Mạnh nghĩ rất lâu, rồi lắc đầu bảo: hình như không mất gì cả. Ô, thế xa gia đình, làm việc vất vả như thế mà vẫn không thấy mất gì à? Quả quyết: không, không mất gì cả. Đi xa thì thương vợ con nhất và thỉnh thoảng nghĩ, về đến Việt Nam, xuống sân bay, đi qua cầu Thăng Long, kiểu gì cũng sẽ ăn một bát phở.

ký sự

AMAZONE

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 45 - 48)