Hồi ức như mạch ngầm, len lỏi vào từng câu chuyện của Đại tá Đỗ Ngọc Cường Giám đốc Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu Viettel Duyên

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 68 - 72)

Cường- Giám đốc Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu Viettel. Duyên nợ đưa anh gắn bó với Công ty Thương Mại và Xuất Nhập khẩu từ những ngày đầu hình thành. Từng con số, từng chi tiết của chặng đường 15 năm hiện lên đầy cảm xúc qua giọng nói nhỏ nhẹ, mà trong khuôn khổ một bài báo đã không thể chia sẻ hết.

Thưa anh, anh về phụ trách Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu trong bối cảnh như thế nào?

Năm 1997, tôi đang công tác ở Phòng Kinh tế của Binh chủng Thông tin thì nhận được quyết định điều về làm Phó phòng Phòng Xuất nhập khẩu của Viet- tel. Ngày ấy, phòng có tất cả 8 người, do anh Hồ Công Việt làm Trưởng phòng, nhưng chỉ có 4 người làm công việc xuất nhập khẩu và trong số đó thì chỉ còn tôi và Lê Phú Lâm (Giám đốc Trung tâm Thương mại) vẫn đang làm việc này.

Ngày đó, Phòng Xuất nhập khẩu chỉ có bốn

người như vậy thì làm những nhiệm vụ gì?

Cơ bản là làm ủy thác cho các Công ty bên ngoài và làm thủ tục nhập khẩu các thiết bị cho Bộ Tư lệnh TTLL. Những năm 1996 - 2000 là giai đoạn hiện đại hóa thông tin quân sự nên lượng hàng nhập về tương đối nhiều (tổng đài kỹ thuật số, vi ba số), nên chúng tôi cứ có việc đều đều. Nhưng khi đó, các thủ tục xuất nhập khẩu chưa thông thoáng như bây giờ nên anh em tôi phải tìm nhiều cách để hoàn thành nhiệm vụ.

phận xuất nhập khẩu thì sao?

Truyền thống “đột phá” của Viettel sau này mới được đúc rút, còn thời gian đó chúng tôi chỉ cố gắng làm việc thật tốt nhiệm vụ được giao. Dự án lớn đầu tiên mà chúng tôi thực hiện là dự án đường trục cáp quang quân sự 1A của Binh chủng thông tin do Viettel thực hiện. Lần đầu tiên đàm phán và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị có giá trị 4 triệu USD thực sự là một thử thách khiến chúng tôi khá lo lắng, hồi hộp vì khối lượng thiết bị lớn, nhiều chủng loại mà lại là dự án có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống thông tin quân sự cũng như khẳng định năng lực của Viettel. Quan trọng đến mức mà Ban Giám đốc và cả cơ quan Bộ Quốc phòng cùng ngồi để đọc từng câu, sửa từng chỗ trong hợp đồng. Tất cả những chỗ sửa đều được lưu bút bằng tay và được lưu trữ cẩn thận, sau đó nộp lên Bộ Quốc phòng phê duyệt. Nhưng qua đó, chúng tôi có một guideline chuẩn trong đàm phán, thực hiện hồ sơ.

Các dự án lớn bao giờ cũng dễ để lại dấu ấn phải không anh?

Không hẳn như vậy. Đã từng có dự án có giá trị tương đối nhỏ (1,5 tỷ đồng) nhưng cũng là bước ngoặt của Công ty. Từ trước đến thời điểm đó, có

thể nói Công ty chỉ phục vụ nội bộ, cơ bản là được chỉ định, giao nhiệm vụ thực hiện chứ không phải cạnh tranh với ai cả. Khoảng cuối năm 2000, đầu 2001, chúng tôi quyết định tham gia một dự án cung cấp thiết bị cho Cục tác chiến trên cơ sở đấu thầu “sòng phẳng”. Lần đầu tiên chuẩn bị một bộ hồ sơ đi đấu thầu, chúng tôi đọc rất nhiều tài liệu, gặp gỡ một số đối tác trong lĩnh vực thiết bị chuẩn bị cung cấp để hiểu biết từng chi tiết nhỏ nhất. Ngày đến mở thầu, đại diện các Công ty khác nhìn chúng tôi bằng ánh mắt cảm thông và cũng an ủi là: tham gia bỏ thầu một lần cho biết (ý nói rằng Công ty không thể vượt qua họ là những đơn vị có thâm niên, kinh nghiệm, còn chúng tôi là “lính mới”). Không ngờ lần đó chúng tôi trúng thầu, nhờ do mình chưa làm bao giờ nên mình tìm hiểu kỹ, xây dựng phương án tỉ mỉ từng chi tiết. Cũng nhờ sự tỉ mỉ khiến cho giá của mình tốt nhất trong các Công ty tham gia đấu thầu. Chúng tôi mừng quá, liên hoan một bữa “bia bom, lạc luộc” mừng chiến thắng. (cười)

Thế mới biết vươn ra ngoài mới khó, làm nội bộ thì chắc đơn giản hơn?

Làm gì cũng có cái khó. Đối với các dự án của Viet- tel, tiến độ lúc nào cũng là áp lực của Xuất nhập khẩu. Để xây dựng hệ thống hạ tầng mạng lưới lớn nhất trong thời gian nhanh nhất thì yêu cầu về khối

Anh Đỗ Ngọc Cường (thứ 2 bên phải) trong lần đón tiếp Thủ tướng Haiti thăm showroom 145 Thái Hà, Hà Nội

lượng thiết bị, sự đồng bộ và tính kịp thời là rất cao. “Ốp” đối tác thành “nghề” của Xuất nhập khẩu, đồng thời phải thật khéo quan hệ để làm sao các thủ tục vừa đúng, vừa đơn giản nhất. Sát sao, quyết liệt, triệt để thì mới có thể chạy kịp tiến độ của Tập đoàn.

Trên chặng đường đã đi qua, người của Thương mại và Xuất nhập khẩu vẫn hay nhắc đến dự án cung cấp thiết bị cho Trung tâm Hội nghị quốc gia. Vì sao vậy?

Hồi đó cũng may mắn là Viettel đã có tên tuổi, lại thuộc Quân Đội nên được tham gia đấu thầu vào dự án này và thắng thầu. Mình có nhiệm vụ cung cấp thiết bị mạng, thiết bị thông tin, thiết bị an ninh và thiết bị quản lý tòa nhà thông minh. Những chủng loại thiết bị đó mình đã làm quen hết, chỉ có loại thiết bị quản lý tòa nhà thì lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào thời điểm đó. Thành công dự án đó thì thực sự khẳng định năng lực, uy tín của mình, nhưng nếu có bất cứ một sơ xuất nào thì không chỉ là ảnh hưởng tiến độ, chất lượng dự án mà còn là vấn đề an ninh chính trị, sẽ không chỉ là việc của Xuất Nhập khẩu mà còn là sinh mệnh của Viettel. Bởi công trình đó được thực hiện để kịp thời tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC. Ban Tổng giám đốc Tập đoàn (lúc đó là Tổng Công ty) cũng lo lắng lắm. Đến nỗi, hoàn thành dự án rồi, đến hôm tường thuật trực tiếp Hội nghị APEC, khi một nguyên thủ quốc gia lên phát biểu thì micro tự dưng lệch sang một bên. Lập tức anh Xuân gọi điện hỏi “ Thiết bị đó có thuộc phần mình làm không?”. Khi tôi trả lời không phải, anh mới thở phào nhẹ nhõm.

Thông thường, cứ đứng nhìn thì cái gì cũng sợ, còn trong cuộc làm thì thấy rất bình thường. Có vẻ sức ép doanh thu của Công ty thực sự là một

áp lực đối với các đơn vị trong Tập đoàn?

Sức ép doanh thu cũng là một phần. Thực sự chúng tôi luôn nỗ lực vươn lên một phần vì sự quan tâm của lãnh đạo Tập đoàn. Còn nhớ, năm 2002, Đại hội Chi bộ chỉ có 7 đảng viên, nhưng cả Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm chính trị đều xuống dự. Tại Đại hội, Tổng Giám đốc giao chỉ tiêu cho Công ty đạt doanh thu 50 tỷ đồng trong nhiệm kỳ đó. Trong khi thời điểm trước đó doanh thu của Công ty mới chỉ là 13,5 tỷ đồng. Thế nên ngày đêm nghĩ cách, lắng nghe thông tin để tìm hợp đồng. Và dự án Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã giúp chúng tôi vượt chỉ tiêu, bởi có trị giá gần 70 tỷ đồng.

Đúng là cứ đăt mục tiêu cao thì mình phải tự vươn lên. Có lẽ là bài học này ở hoàn cảnh nào, với ai cũng đúng.

Còn một con số nữa đã từng là nỗi ám ảnh của tôi trong quá trình gắn bó với Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu. Cuối năm 2005, chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn có hội thảo bàn biện pháp thực hiện mục tiêu phát triển nhanh. Tập đoàn có định hướng: các công ty ngoài công ty kinh doanh viễn thông phải đạt chỉ tiêu doanh thu 100 tỷ đồng trở lên, riêng Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu phải đạt 300 tỷ đồng vào năm 2008 .

Thực hiện công trình cung cấp thiết bị cho Trung tâm hội nghị Quốc gia là bước ngoặt lớn của Công ty thương mại Xuất Nhập Khẩu

Việc giao những chỉ tiêu đó hẳn phải có sở cứ?

Công ty có hai phần nhiệm vụ, nhưng từ trước đến đó mới chỉ làm Xuất nhập khẩu và dự án, chưa đặt vấn đề về thương mại. Nếu chỉ làm Xuất Nhập khẩu thì không phải lúc nào cũng có những dự án tiền chục, tiền trăm tỷ thì không biết đến bao giờ mới cán đích 300 tỷ. Không còn con đường nào khác mà cũng chính là “cửa” của mình là làm thương mại. Nhưng thương mại về lĩnh vực gì? Nghĩ mãi thì bài toán cũng có lời giải. Lúc ấy dịch vụ viễn thông của mình bắt đầu phát triển lắm rồi nên mình nghĩ nên kinh doanh cái gì gắn với dịch vụ nên quyết tâm kinh doanh điện thoại. Nhưng rồi lại vấp băn khoăn: bán lẻ, bán buôn hay phân phối. Nếu làm phân phối thì có vẻ

nhàn hơn, nhanh thu hơn, nhưng lại phải có yêu cầu vốn lớn và mình lại chưa có uy tín về lĩnh vực này để có thể trở thành đối tác chiến lược của các hãng sản xuất điện thoại. Cuối cùng chúng tôi chọn giải pháp bán lẻ với ý tưởng tích hợp bán dịch vụ viễn thông để khách hàng ra khỏi cửa hàng là có thể “alo” được ngay. Đó là mô hình chưa có trên thị trường.

Lời giải đó lại là một bước ngoặt nữa của Công ty?

Hồi ấy, các cửa hàng bán điện thoại nhỏ mọc ra như nấm khiến cho khách hàng rất bối rối khi đi lựa chọn điện thoại với mong muốn mua được hàng chính hãng. Nhưng do phát triển quá nhiều cửa hàng như vậy, nên sản phẩm chỉ “lãi” được khoảng 5% khiến cho dần dần các cửa hàng nhỏ lẻ không trụ nổi. Đúng là trong khó khăn có cơ hội. Trong khi cả thị trường bán lẻ điện thoại khủng hoảng như vậy thì mình đặt chân vào và mở hẳn cửa hàng to, làm siêu thị để bán sản phẩm chính hãng, chất lượng cao. Nhưng thời gian đầu lỗ lắm, vì các cửa hàng khác họ có kinh nghiệm hơn, của tư nhân thì giá linh hoạt hơn. Nhiều người đặt vấn đề nghi ngờ về hiệu quả hướng kinh doanh này. Nhưng được Tập đoàn ủng hộ, và trong đầu vẫn nghĩ: mình dấn thân vào một con đường, kiên trì và quyết tâm thì thế nào cũng đến đích, vấn đề là nhanh hay chậm. Trong quá trình đó cũng thử làm phân phối bằng nhiều cách nhưng đều thấy không “ăn”. Đó là “dò đá qua sông”. Kết quả là hơn một năm sau, thị trường chỉ còn những cửa hàng lớn có hệ thống, trong đó có siêu thị điện thoại Viettel. Bây giờ hệ thống bán lẻ điện thoại đã chiếm gần 70% doanh thu của Công ty. Có kinh nghiệm rồi, chúng tôi mở ra phân phối máy tính, thiết bị công nghệ thông tin. Bây giờ lại tổ chức lắp ráp, bán điện thoại mang thương hiệu Viettel.

Anh có nói rằng nếu mình đã định ra một con đường, kiên trì và quyết tâm rồi sẽ đến đích, vấn đề là nhanh hay chậm. Anh thấy quãng đường vừa rồi mình đi nhanh hay chậm?

Có lẽ là không quá chậm nhưng chưa nhanh được bằng yêu cầu của Tập đoàn. Hiện nay, công ty hạch toán có lãi, có thể nói là chấp nhận được. Mười lăm năm trước đây, tôi không thể nghĩ tới hơn 10 năm sau, lĩnh vực mình phụ trách tăng trưởng gấp 500 lần. Từ lúc phụ trách có 3 người, giờ đây quản lý hơn 2.000 người. Công ty phát triển là cơ hội cho nhiều người trưởng thành, trong đó có tôi. 15 năm gắn bó với Thương mại và Xuất Nhập khẩu, tôi đã luân chuyển trong chính guồng quay của Công ty, mỗi lúc lại phải đặt mình vào một vị trí mới. Giờ mong sao, Tập đoàn lớn mạnh trường tồn, Công ty tiếp tục phát triển bền vững, mọi thành viên đều trưởng thành và gắn bó với Công ty.

Xin cảm ơn Anh. Chúc Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu vững bước, tiếp tục khẳng định trên chặng đường tiếp theo.

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 68 - 72)