Tháng 9/2012, Viettel hoàn thành việc lắp đặt hệ thống dây chuyền chế tạo khuôn mẫu hiện đại bậc nhất Việt Nam với tổng ngân sách đầu tư lên tới hơn

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 104 - 107)

khuôn mẫu hiện đại bậc nhất Việt Nam với tổng ngân sách đầu tư lên tới hơn 6 triệu USD. Như vậy, cùng với Viện Nghiên cứu và Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, Viettel đã chuẩn bị hoàn chỉnh các khâu trong việc sản xuất thiết bị từ khâu nghiên cứu – chế tạo – sản xuất.

Phân xưởng chế tạo khuôn mẫu tại Công ty Thông tin M3 có 12 người. Không giống như dây chuyền sản xuất thiết bị - nơi con người đóng vai trò giám sát máy móc, yếu tố con người trong sản xuất khuôn mẫu đóng vai trò quyết định về chất lượng sản phẩm, in dấu trong mọi khâu sản xuất. Những trang thiết bị hiện đại đóng vai trò công cụ, và càng hiện đại thì đòi hỏi chất lượng con người càng phải cao.

Sau đó, những thiết kế mô phỏng 3 chiều được máy tính chuyển thành dữ liệu điều khiển thiết bị gia công và các bản vẽ kỹ thuật. Tùy theo thiết kế, phần mềm sẽ lên chế độ gia công cho từng công đoạn như chọn loại dao, chế độ phay cắt, tốc độ quay của trục, tốc độ của dao, …

Để thành hình, mỗi loại mẫu phải trải qua nhiều giai đoạn xử lý (nguyên công) khác nhau tạo hình trên phôi thép. Mỗi nguyên công cần một loại máy móc khác nhau vì mỗi loại máy chỉ phát huy hiệu quả ở một số khả năng. Tuy nhiên, tất cả phôi thép trước khi được đưa vào gia công phải được xử lý tuyệt đối chính xác về độ phẳng, độ vuông góc trên máy mài.

Những máy gia công trong dây chuyền có độ chính xác cao, có thể phay cắt đến 1 micromet ( 1/1.000.000 m), cắt dây, cắt xung điện chính xác tới 2 micromet. Như vậy, nếu phôi thép không được xử lý chính xác, các công đoạn sau cũng sẽ bị sai hỏng.

Máy phay của Roders (Đức) là một trong những thiết bị phay tiện hiện đại nhất hiện nay. Tốc độ quay của máy 3 trục lên tới 36.000 vòng/phút, và máy 5 trục lên tới 42.000 vòng phút, có thể lập trình điều khiển hoàn toàn qua máy tính.

Máy khoan xung điện được sử dụng để tạo những lỗ nhỏ hàng mi- cromet.

Làm việc với những thiết bị công nghệ cao, kỹ thuật viên đứng máy đòi hỏi những yếu tố cẩn thận, tỉ mỉ. Đặc biệt là yêu cầu về tính quy trình trong sản xuất làm theo nguyên công tất cả các bước, từ rà gá, ra phôi cho đến thao tác chạy máy,…

Mỗi khuôn thành phẩm phải được đo kiểm kỹ lưỡng bởi từ đây, hàng triệu sản phẩm hàng hóa sẽ ra đời. Chỉ một tì vết, sai hỏng nhỏ cũng có thể tạo thành vấn đề lớn.

Khi việc đo kiểm hoàn tất, những mẫu khuôn sẽ được lắp ráp (fitting). Đây coi như là bước kiểm tra tổng thể cuối cùng.

Chi tiết sản phẩm cuối cùng: khuôn đúc chế tạo nắp vỏ nhựa chiếc USB DCOM 3G của Viettel. Nếu tính theo giá thị trường tại Việt Nam, chiếc khuôn mẫu này được gia công với giá khoảng 8.000 USD. Nếu chế tạo những khuôn mẫu cho linh kiện phức tạp, đòi hỏi độ chính xác, tỉ mỉ cao hơn thì giá tiền sẽ tăng gấp nhiều lần. Điều quan trọng là thị trường sản xuất khuôn mẫu ở Việt Nam hiện đang gần như bỏ ngỏ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Với việc đầu tư nghiên cứu chế tạo khuôn mẫu, Viettel chủ động được chiến lược sản xuất thiết bị của mình, đồng thời tiên phong trong một lĩnh vực mới mẻ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)