Những ngày cận tết trời rả rích, mùa xuân đang chuẩn bị ùa về Trong làn gió se lạnh, tôi có dịp đến thăm gia đình chị Phan Thị Hồng Hạnh – Phòng

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 87 - 92)

gió se lạnh, tôi có dịp đến thăm gia đình chị Phan Thị Hồng Hạnh – Phòng 2G Trung tâm Kinh Doanh Toàn Cầu, Công ty Viễn thông Viettel. Chồng chị là anh Lê Cảnh Hưng – Phó giám đốc Chi nhánh Chhnang, Công ty Viettel Cambodia. Từng song hành trên con đường mở mạng và phát triển Metfone tại Cambodia, hai vợ chồng đã cùng trải nghiệm nhiều nỗi buồn, vui, sướng, khổ… Trải qua bao nhiêu gian khó, vất vả, với sự hỗ trợ của đồng nghiệp, bạn bè Viettel, giờ đây, bên ly trà nóng trong căn nhà ấm cúng, cô con gái nhỏ quấn quýt ở bên, niềm hạnh phúc tròn đầy rạng ngời trong đôi mắt chị.

tốt nhất dành cho thị trường, kể cả con người".

Ban đầu, chị xin phép các sếp được trở về Việt Nam. Hai vợ chồng cưới nhau đã hơn 2 năm mà vẫn chưa có con cái gì, phụ huynh hai bên chắc khó mà đồng ý. Sếp Trung (PV – Phó Tổng Giám đốc Tống Viết Trung) biết chồng chị cũng làm bên viễn thông, bèn kết luận "chồng Hạnh cũng làm bên kĩ thuật, vậy thì cho sang Metfone luôn". Vậy là hai vợ chồng trở thành đồng nghiệp của nhau tại Metfone (cười) từ tháng 11/2008.

PV: Hai anh chị có gặp trở ngại gì khi bắt đầu cuộc sống mới tại một đất nước mới với quyết định đột ngột như vậy không?

Chị Hạnh: Hồi ấy sang Metfone cũng có nhiều cặp vợ chồng lắm, cuộc sống ở Cambodia thì không khác gì Việt Nam. Nghĩ đi nghĩ lại thì đi đâu cũng thế thôi! Thậm chí, thời gian đầu hai vợ chồng còn được ở gần nhau nhiều hơn ngày ở Việt Nam. Được gần nửa năm như thế, hai vợ chồng lại xa nhau do yêu cầu công việc.

PV: Ồ, anh đi đâu vậy chị?

Chị Hạnh:Hai vợ chồng mất hơn một tuần suy nghĩ về chuyện này, phân vân nhiều điều lắm, nhất là chuyện con cái. Anh Nguyễn Duy Thọ (khi ấy là Giám đốc VTC) chỉ nói một câu thôi: "Cho chồng em ở lại Phnompenh thì chỉ là nhân viên và chỉ phụ trách mảng nhỏ, khi đi tỉnh giữ vai trò quản lý sẽ trưởng

thành rất nhanh! Anh cho các em lựa chọn". Nhìn lại một số cặp vợ chồng khác ở Metfone khi ấy cũng mỗi người một nơi sống cũng không đến nỗi nào, cuối tuần gặp nhau líu ríu hạnh phúc. Hai nữa, ngày xưa xa mãi cũng quen rồi. Vậy là hai vợ chồng quyết định để anh đi làm Phó Giám đốc Kĩ thuật chi nhánh Shihanoukvill.

PV: Sau này, có bao giờ hai vợ chồng hối hận với quyết định đó và giận sếp Thọ không?

Chị Hạnh: (cười) Không hề, chị thấy đúng đó là một cơ hội. Xuất phát điểm anh là nhân viên kĩ thuật cho "đối thủ" Viettel tại Hà Tĩnh, chỉ làm về mảng truyền dẫn và cố định, công việc khá nhàn hạ. Trở thành Phó Giám đốc một chi nhánh là một bước tiến lớn. Thêm vào đó, anh mở sang các lĩnh vực công việc khác như phát triển dịch vụ ADSL, di động… nghiệp vụ càng ngày càng chắc hơn. Lúc này, Metfone bắt đầu cung cấp dịch vụ ADSL tại Cambodia. Tỉnh Shihanoukvill tiềm năng về ADSL bởi đây là thành phố du lịch biển, các quán café ở khắp nơi. Khối cơ quan bọn chị về làm chiến dịch tìm kiếm khách hàng, sau đó, để lại toàn bộ khách hàng cho chi nhánh (là đơn vị của chồng) phát triển thuê bao. Sau một thời gian, tất cả các quán café đều sử dụng dịch vụ của Metfone, tỉnh Shihanouk đứng đầu phát triển thuê bao, chỉ sau Phnompenh. Hai vợ chồng có cùng một niềm vui, niềm hãnh diện. Bởi vậy, chị cảm ơn sếp còn không đủ, làm sao có thể giận anh được. Sau này, anh Hưng đã đi được 4 tỉnh ở Campuchia: miền biển, miền núi, đồng bằng đều có, đều là những trải nghiệm cuộc sống vô cùng thú vị.

Ngày xưa nghe đi nước ngoài cảm giác rất xa xôi, thậm chí cho đi Lào, đi Thái có khi vợ chồng chả dám đi đâu, nhưng giờ bảo cho đi Mozambique, Haiti, Peru… cả hai vợ chồng sẵn sàng đi luôn đấy.

Du lịch trên đất nước Chùa Tháp là dịp để “vợ chồng Ngâu” gặp nhau

PV: Anh chị làm thế nào để cân bằng được khi vừa phải lo bộn bề công việc, mỗi người một nơi, vừa phải cố gắng để được làm cha mẹ?

Chị Hạnh: Sau khi anh về Shi- hanoukvill và ổn định công việc khoảng nửa năm, bọn chị bắt đầu hành trình "làm cha mẹ". Cứ khoảng 2 tuần, anh quay về Ph- nompenh và bọn chị về TP. Hồ Chí Minh để thăm khám, cắt thuốc. Ngày ấy theo quy định công ty phải làm cả ngày thứ 7, nhưng Ban Giám đốc và anh em tạo điều kiện cho bọn chị bằng cách cứ làm hết buổi sáng thì hai vợ chồng nghỉ đi Sài gòn chữa bệnh, sáng chủ nhật quay về làm tiếp các công việc còn tồn, vừa để không ảnh hưởng đến việc chung lẫn việc riêng. Hai vợ chồng cứ ròng rã như thế nửa năm để chữa cho bằng được. Có thời kì cao điểm, chị phải xin công ty làm việc tại văn phòng miền Nam nửa tháng để chữa trị, công việc bận rộn, tinh thần căng thẳng nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Ban giám đốc, các anh ở Văn phòng đại diện miền Nam, ngoài ra các bạn chi nhánh còn cho đi chơi, hỗ trợ về tâm lý… làm mình thấy thoải mái. Thời gian đó mà không có mọi người giúp chắc chị không thể chịu đựng nổi. Đến giờ mỗi lần

nghĩ đến giai đoạn đó lại thầm cảm ơn anh chị em đồng nghiệp trong ngôi nhà Viettel này.

PV: Vừa triển khai kinh doanh ở một thị trường mới, vừa bận rộn với nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ. Có lúc nào chị cảm thấy áp lực và muốn bỏ đi tất cả không?

Chị Hạnh: Hiểu được tâm trạng của cấp dưới, anh Thọ (PV – đồng chí Nguyễn Duy Thọ, khi đó là Phó Giám đốc Viettel Cambodia) tạo điều kiện đến mức đồng ý điều anh Hưng về chi nhánh Pư, chỉ cách Phnompenh khoảng 50 cây để hai vợ chồng thuận tiện đi lại giữa Cambodia – TP. Hồ Chí Minh. Anh Lập (Phó Giám đốc Chính trị khi ấy) cũng thường xuyên khuyên nhủ, động viên tinh thần như một người anh trai. Trong công việc, anh Nguyên, anh Hưng (khi ấy là Phó Giám đốc Viettel Cambodia) nhiều khi biết chị chịu nhiều áp lực cũng nhường nhịn, tình cảm để động viên tinh thần chị tốt hơn. Chị nghĩ trong cuộc đời có lẽ sẽ không có trải nghiệm nào đẹp như giai đoạn ở Cambodia về tình đồng chí, đồng nghiệp, tình anh em bạn bè… những người Viettel cùng làm, cùng chơi, cùng ăn, cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống.

PV: Và kết quả là…?

Quá lâu không có kết quả gì, hai vợ chồng quyết định sắp xếp công việc để thực hiện "cú chót". Lúc này, chị quyết định gác công việc sang một bên, xin nghỉ trọn tháng quay về Sài gòn. Có lẽ, số phận cho chị gắn liền với Viettel nên đúng dịp đó niềm vui vỡ òa khi hai vợ chồng có tin vui. Sau đó, Viettel Global thành lập Phòng Kinh doanh, Ban giám đốc công ty lại tạo điều kiện cho chị về Việt Nam để thuận lợi cho việc mang thai, sinh con.

Ngày chị sinh em bé, anh chỉ về kịp đêm chuyển dạ. Vừa kịp nhìn vợ, nhìn bé con, anh đã phải đi ngay bởi 5 giờ sáng bay rồi. Khi chị hồi tỉnh thì chồng không còn ở bên nữa, cũng thấy tủi thân. Nhưng rồi chị lại nghĩ, còn rất nhiều anh em Viettel khác và những người hậu phương Viettel tại nước ngoài không có mặt để đón thời khắc con ra đời, điều đó đã trở nên bình thường. Có điều, những người vợ như chị đều rất tự hào và mong bố của con mình yên tâm công tác trong ngôi nhà Viettel.

PV: Theo chị cái "được" nhất khi hai vợ chồng cùng nhau đi công tác tại thị trường nước ngoài là gì vậy?

Chị Hạnh: Là hiểu nhau hơn, thương nhau hơn em ạ. Ngày mới sang, hôm nào anh cũng chờ vợ làm đến 22 giờ đêm mới chở về vì đoạn đường về nhà khá vắng vẻ, dù công việc của anh có thể kết thúc sớm hơn. Rồi những ngày cuối tuần, chồng lại thể hiện thích nấu ăn, thích giúp đỡ mọi người, sửa chữa đồ điện, dọn dẹp nhà cửa… Khi ấy, vợ tự hào về chồng, còn ngày ở nhà thì chị không nhận ra những điều giản dị đó (cười). Và khi ở bên đó, anh mới hiểu được công việc của vợ vất vả thế nào, dù rằng ngày xưa anh cũng thấy vợ hay đi sớm về muộn. Hiểu thế, anh cùng vợ chia sẻ công việc nhà, đàn ông nhưng cũng giặt giũ, nấu ăn… những điều nho nhỏ ấy khiến anh chị gắn bó và hạnh phúc.

Khi đi nước ngoài, tình cảm vợ chồng gắn bó hơn. Sau này chẳng may xảy ra những chuyện gì bất trắc, có những lúc khó khăn, nghĩ đến gia đình lúc ấy thì sẽ nghĩ cho nhau, sẽ kiềm chế hơn.

PV: Còn về thành tựu, đi nước ngoài có mang lại cho anh chị những thành tựu gì đặc biệt không?

Chị Hạnh:Chị vẫn luôn rất vui và nhớ câu tổng kết của anh Thọ về thành công của mình: Khi đi thì 1 mà khi về đã có tận 3: Có chồng, có con, lại chuẩn bị có nhà Viettel (khi chị về đúng dịp công ty xét duyệt mua nhà CT2 Trung Văn). Khi đi thị trường nước ngoài ngoài

hi sinh cho công ty, hi sinh gia đình thì đấy cũng là cơ hội cho mình phát triển. Ngoài ra cũng có rất nhiều cơ hội khác một phần liên quan đến thu nhập và chị thấy điều đó rất đúng. Đến bây giờ hai vợ chồng hoàn toàn có thể tự hào với bạn bè mình có thể chủ động mua nhà mà không phải nhận bất cứ sự giúp đỡ nào. Quan trọng là khi đi thì mình phải xác định là mình muốn gì. Như trường hợp gia đình chị nghĩ khi sang đó mình phát triển về nghề nghiệp, học hỏi được nhiều thứ, khi đi xa thì tự mình phải chăm sóc bản thân, phải tự lập nhiều việc. Có những việc mình phải tự quyết định và quyết định ấy có thể ảnh hưởng đến nhiều người hoặc cả một mảng kinh doanh. Sau này, trở về Việt Nam mình có thể đem những kinh nghiệm mình có áp dụng cho Việt Nam và ngược lại, làm cho mọi thứ tốt hơn.

PV: Xuân này anh có về bên chị không?

Chị Hạnh:Niềm vui lớn nhất năm nay của gia đình Ốc Mít là bố có thể về ăn tết cùng hai mẹ con và sang năm mới, bố cũng đã hết nhiệm kì công tác tại nước ngoài. Tuy nhiên, anh chị vẫn chưa quyết định anh sẽ tiếp tục "bôn ba" thị trường hay về gần với gia đình… Cứ được ăn tết cùng chồng và con là hạnh phúc rồi.

Tất bật với những lo toan và chăm sóc con cái hàng ngày, chị Hạnh vẫn luôn tươi cười mà nói rằng, chị chọn anh và hạnh phúc với quyết định của cuộc đời mình khi có chồng là anh – dù số phận đã đặt anh chị là "vợ chồng ngâu"…

Niềm vui lớn nhất năm nay là gia đình Ốc mít được đoàn tụ đón tết

Chúng tôi, những CBNV của Chi nhánh Viettel Gia Lai có mặt tại đây từ sáng sớm. Người tất bật chuẩn bị hoa trang trí, đèn nhạc sân khấu…Người hối hả sắp xếp lại hội trường, bàn ghế…tiếng cười đùa rộn ràng chen lẫn những tiếng bước chân vội vã. Cái không khí ấy, có lẽ không còn lạ lẫm với những người Viettel nữa! Bởi nhiều hội nghị, diễn đàn lớn nhỏ vẫn được tổ chức hàng năm. Nhưng lần này thì khác: Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị để chào đón chính những người thân của mình.

Vị khách đầu tiên xuất hiện là một người có nước da đen sạm, dáng người gầy gò, mảnh khảnh…Bác có lẽ năm nay đã ngoài 70 tuổi, trên tay vẫn đang cầm thiếp mời, ánh mắt thăm dò, Bác tiến vào hội trường và ôn tồn hỏi khi tôi chạy

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 87 - 92)