Rời vị trí Phó phòng kỹ thuật sản xuất của Samsung về với Viettel đã gần 3 năm, hiện là Phó phòng kỹ thuật của

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 62 - 64)

với Viettel đã gần 3 năm, hiện là Phó phòng kỹ thuật của nhà máy M1.

Hoàn có nhớ cảm xúc của mình khi chiếc USB ra đời không?

Em còn nhớ khi sản xuất 8 chiếc đầu tiên ra, mình chưa biết nó chạy hay không. Khi test thì có 5 chiếc chạy được. Lúc đó toàn bộ anh em mừng lắm. Cho dù trước đó đã sản xuất thử một lần ở Foxlink, nhưng đây là sản phẩm do chính mình làm ra, làm ngay tại nhà máy của mình, mừng lắm.

Anh Nam (Trưởng Phòng KH) kể khi thông tuyến cáp quang đầu tiên, cảm giác của anh ấy giống như lúc đón đứa con đầu lòng. Không biết Hoàn có cảm giác đó không?

Em đã đi setup vài nhà máy trước đó rồi nên cảm xúc không mạnh đến như vậy. Nhưng đội ngũ của bọn em thì thực sự rất vui. Chúng em ôm nhau, và có một bức ảnh của khoảnh khắc đó. Trước đó, nhà máy cũng đã sản xuất vài bảng mạch thông tin quân sự rồi nhưng chưa phải là sản phẩm hoàn thiện. USB là một hoàn thiện và có bảng mạch rất nhỏ với rất nhiều chi tiết.

Đó, chúng ta sản xuất ra một sản phẩm quá nhỏ và quá phổ biến nên khi công bố, người ta cũng chưa đánh giá được hết mức độ và ý nghĩa của nó.

Trong công nghệ sản xuất điện tử thì sản xuất điện thoại di động phần lớn còn dễ hơn sản xuất USB. Chỉ những người làm thì mới hiểu được.

Tức là bây giờ mình rất tự tin khi sản xuất điện thoại?

Rất tự tin, hôm vừa rồi viện chuyển thiết kế smart phone xuống, bọn em rất tự tin. Kể cả điện thoại phức tạp đến mấy.

Ví dụ như iPhone thì sao?

iPhone khó ở chỗ thiết kế và một vài chỗ test, chứ không phải ở sản xuất. Người Việt Nam mình có một quan niệm chưa rõ ràng về tính

phức tạp của sản phẩm. Chúng ta hay hỏi, sản xuất ở đâu? Thực ra, sản xuất ở đâu không quan trọng mà ai thiết kế mới quan trọng.

Một năm để nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thành công USB 3G, Viettel có quyền tự hào không?

Theo nhận định cá nhân của em là 1 năm mà ra được sản phẩm là nhanh. Bởi vì cái khó khăn của cả nền công nghiệp điện tử Việt Nam mình rất khó, do nền tảng công nghệ, đội ngũ nhân lực về điện tử của Việt Nam mình cực kỳ hiếm, chỉ có một số ít làm ở công ty nước ngoài về; công nghiệp phụ trợ của Việt Nam mình kém phát triển nên rất bất lợi.

Mình có nghe kể, ở Trung Quốc, nếu cần một linh kiện gì đó thì chỉ cần 3 phút sau là lập tức có cả chục nhà cung cấp mang sản phẩm đến chào hàng cho mình.

Chính xác, em đã đi cùng anh Lưu thời kỳ setup dây chuyền và cảm nhận được việc đó, nhưng ở Việt Nam mình thì điều đó rất khó, giá cả đắt, thời gian cung cấp rất chậm. Nhưng lãnh đạo Tập đoàn tạo cho bọn em sự yên tâm và tin tưởng về định hướng lâu dài. Bản thân em về Viettel không phải vì lương. Khi em về Viettel, lương ở Samsung cao hơn nhưng em vẫn sẵn sàng vì em có một lý tưởng, mình dùng chất xám của mình cống hiến cho Việt Nam.

Mình đã tiếp xúc với nhiều người đã từng làm cho công ty nước ngoài về làm việc cho Viettel, có một điểm chung là ai cũng có khát vọng trở về phục vụ cho Tổ quốc mình.

Đó là sự thật. Vì sao người Việt mình có trí tuệ như vậy, có khả năng như vậy, thậm chí được các công ty nước ngoài đánh giá là xuất sắc mà lại phải đi làm thuê? Mình có thị trường gần trăm triệu dân mà đi dâng cho nước ngoài là không được.

Đến thời điểm này, với thực tế mà Hoàn đã làm ở công ty nước ngoài và thực tế ở Viettel, Hoàn đánh giá chiến lược và cách làm của Viettel như thế nào?

Viettel có cách làm và tinh thần người lính. Một trong những cái em đánh giá cao nhất là tinh thần kỷ luật. Bọn em đã từng làm ở những công ty có tinh thần kỷ luật rất tốt, em thấy nó rất quan trọng vì nó tạo cho con người ta có ý thức. Về chiến lược thì của lãnh đạo tập đoàn rất đúng đắn và sáng suốt khi đẩy mạnh lĩnh vực này. Lĩnh vực này khó hơn viễn thông rất nhiều. Viettel không

Đến thời điểm này, Hoàn đánh giá đội ngũ của Viettel như thế nào? Đội ngũ này của chúng ta toàn là người Việt.

Em sẵn sàng mạnh dạn khẳng định đội ngũ về mặt con người thì đây là đội ngũ tốt nhất mà em đã từng được tiếp xúc qua 3 nhà máy trước đây bởi nhiều lý do: đầu vào tốt nhất vì tuyển chọn người tốt; thực tiễn nhất (bọn em đã sản xuất các sản phẩm dân sự và quân sự); ở đây, bọn em là những người tiên phong, là người phải giải quyết tất cả mọi việc. Trước đây, khi khó khăn bọn em chuyển cho công ty mẹ ở Nhật Bản hay Hàn Quốc. Ở đây, bọn em tự giải quyết và đều đã giải quyết được. Tự lực nhất, tất cả phần mềm, anh em tự làm hết, các công ty nước ngoài có thể mua đến cả triệu đô. Vậy mà trước giờ tất cả mọi việc đều hoàn thành hết, không có việc gì chậm trễ hoặc chưa làm được. Tinh thần cao nhất, chúng em không nề hà, làm ngày, làm đêm.

Kế hoạch của nhà máy trong năm tới là gì?

Hết tháng 12 toàn bộ dây chuyền này sẽ full hết, nhân ba công suất hiện có. Lúc đó công suất sẽ lên đến 6-7.000 sản phẩm / ngày. Bây giờ vấn đề là thị trường đầu ra và điều chỉnh một chút trong công tác quản lý cho hiệu quả nhất. Chúng ta đã có thị trường hơn 200 triệu dân. Khả năng tiêu thụ của Viettel rất lớn.

Cảm ơn tất cả các bạn, chúc các bạn một năm mới gặt hái được những thành công cụ thể, như những gì các bạn mong muốn, chúc đội ngũ những người sản xuất thiết bị luôn mạnh khoẻ, đầy nhiệt huyết và sáng tạo!

Cỗ máy

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 62 - 64)