Tô Phú Khương Trưởng Ban Thiết kế Tối ưu, Trung tâm Mạng lưới Khu vực 3, cho rằng, được làm truyền dẫn để đi công tác đó đây thì tha hồ

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 48 - 57)

vực 3, cho rằng, được làm truyền dẫn để đi công tác đó đây thì tha hồ được quen biết, học hỏi, khám phá nhiều thứ mà nếu ngồi văn phòng thì sẽ chẳng bao giờ có được. Trong chuyến công tác dài ngày theo dòng sông Amazone (Peru) để khảo sát triển khai truyền dẫn, Khương đã ghi lại nhiều hình ảnh ở một nơi rất lạ nhưng lại rất quen vì nhiều khung cảnh giống Việt Nam quá.

Amazone là một trong những con sông dài nhất thế giới nằm ở khu vực Nam Mỹ và một phần lớn của nó nằm ở Peru. Người dân vùng Loreto sinh sống dọc hai bên bờ sông, tạo ra những làng xóm trù phú và đông đúc. Cảnh tượng hai bên bờ sông làm tôi liên tưởng đến cuộc sống của người dân Miền Tây, Việt Nam.

Người dân ở đây cũng thân thiện như người miền Tây vậy. Khi biết chúng tôi muốn khảo sát vị trí để đặt trạm phát sóng di động thì có cán bộ thị trấn dẫn mình đi tìm đất. Họ dẫn chúng tôi đi khắp nơi trong làng đến khi nào tìm được vị trí ưng ý mới thôi. Những người dân thường cũng ùa đi theo chúng tôi trở thành một nhóm người rất đông vui. Hoa quả ở đây rất nhiều, khi chúng tôi ngỏ ý muốn thưởng thức thì họ sẳn sàng đi tìm thang, chỉ quả nào ngon nhất để hái và hầu hết đều không nhắc đến tiền bạc. Nhưng nhìn thấy cuộc sống của họ khá nghèo, trong nhà hầu như chẳng có gì đáng giá ngoài một chiếc bàn và một cái ghế dài, vì thế, chúng tôi đều trả tiền cho những thứ gì mình đã sử dụng.

Khi chia tay, họ còn tiễn chúng tôi ra tận thuyền, rồi đứng đó vẫy tay cho

Trẻ em ở đâu cũng hồn nhiên như nhau và đều thích được chụp ảnh. Trẻ con ở đây cứ thấy mình giơ máy ảnh lên là túm tụm vào, cười thật tươi.

Người dân ở đây cũng chủ yếu sinh sống bằng nghề chài lưới bởi sông Amazone có rất nhiều loài thủy sinh. Chúng tôi đã phải nhiều lần trầm trồ trước những loài cá chưa bao giờ nhìn thấy như cá pi- rarucu (Arapaima gigas) là một trong những loại cá nước ngọt lớn nhất thế giới, nhiều con có chiều dài tới 3 m và nặng 200 kg. Những ngày đầu tiên đi trên sông, chúng tôi đều không dám chạm tay xuống nước, vì nghe nói ở sông Amazone có cá Hổ, “thả tay xuống nước kéo lên chỉ còn xương thôi”. Nhưng, lại có những con cá rất quen thuộc như trong ảnh là loài cá lau kiếng mà người dân ở đây gọi là cá da bò.

Nhà của người dân hai bên bờ chủ yếu làm bằng gỗ. Sau một ngày làm việc, ráng chiều buông xuống, người trong làng thường quây quần bên nhau trông càng giống làng quê ở Việt Nam. Chỉ khác, ở mỗi nhà đều có hình nộm. Anh em trong đoàn bảo nhau, nếu đi vào ban đêm, không được giải thích trước mà gặp những hình nộm này thì chắc là “chạy mất dép”. Hóa ra, những hình nộm này sẽ bị đốt vào đêm giao thừa để xua đuổi những điều xấu xa của năm cũ.

Môn thể thao cộng đồng của những người dân ở đây là đánh bóng chuyền, rất nhiều phụ nữ tham gia vào trò chơi này. Ở bất kỳ làng, xóm nào ở đây, dù to, hay nhỏ đều có một sân bóng đá, bóng chuyền. Nếu như chúng ta muốn tham gia thì họ sẵn sàng nhường chỗ.

Mỗi làng đều có máy phát điện chạy xăng cho cả làng, mỗi ngày chỉ có điện từ 18h - 22h. Máy phát điện này do chính quyền đầu tư và quản lý khai thác.

Các hộ gia đình có thể sắm thêm pin mặt trời, nhưng cũng phải là những hộ khá giả, tổ chức kinh doanh mới có.

Một lớp học vùng quê , có vẻ như dành cho học sinh tiền tiểu học vì người đàn ông (có lẽ là thầy giáo) đang dạy chữ cho các em. Về nhà xem lại ảnh tôi nhận ra trên bảng chữ cái trên vách có đến 3 chữ “L” và 2 chữ “N”. Nếu có dịp quay lại, nhất định tôi sẽ hỏi vì sao lại như vậy?

Một điều thú vị là chúng tôi đã tìm được một phòng của Hotel Shera- ton với giá chỉ có 10 sole / đêm (khoảng 80.000 đồng). Thương hiệu này thật là nổi tiếng và tôi ước, một ngày nào đó, Viettel của chúng ta cũng có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Mỗi phòng của “khách sạn” này rộng chừng 6- 7m , một giường 1,2m, một quạt gió, một bàn nhỏ. Có lẽ phòng nghỉ chưa bao giờ được dọn dẹp, vệ sinh, nhưng dù sao ngủ ở đây cũng hơn là ngủ trên sông.

Và “Restaurant” cũng “hoành tráng” không kém khách sạn. Các món ăn chủ yếu là cá rán, gà rán hoặc luộc. Một suất ăn có giá khoảng 5 sole (40 nghìn đồng) . Phong cách phục vụ thì miễn chê, lúc nào cũng tươi cười.

Ở Amazone còn được ăn thịt cá sấu “tươi roi rói” nướng ngay tại chỗ, cùng một số loại thực phẩm nướng nữa như các loại cá, sâu dừa… Hôm đó, hai đội khảo sát gồm hơn 10 người đã “tiêu thụ” hết 4 cái chân, hai miếng hông cá sấu.

Đến mỗi làng, xã, đoàn khảo sát đều làm việc với chính quyền địa phương. Nhìn thấy “computer” này của Chủ tịch xã, anh em hoàn toàn yên tâm về chiến lược đưa Internet và dịch vụ viễn thông đến với mỗi người dân Peru. Ở Việt Nam có lẽ khó có thể tìm ra máy đánh chữ này đang sử dụng. Hy vọng, sau một thời gian Viettel đầu tư, người dân ở đây có thể được tiếp cận với công nghệ thông tin.

Những chiếc điện thoại hiếm hoi sử dụng sóng vệ tinh ở các làng thuộc sở hữu của những hộ gia đình mở dịch vụ với giá cước còn khá cao. Mua một thẻ 4 sole (1 sole = 8.000 VND) sẽ gọi được 3 phút cho điện thoại di động hoặc 15 phút cho điện thoại cố định. Đây chính là “cửa” để Viettel bình dân hóa dịch vụ viễn thông ở Peru. Một ngày không xa, mỗi gia đình người Peru sẽ có một chiếc điện thoại có kiểu dáng tương tự có logo Viettel.

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 48 - 57)