Một trong những khó khăn nhất của Viettel khi thực hiện chiến lược nghiên cứu và sản xuất thiết bị chính là kiến thức để làm chủ công nghệ.

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 57 - 59)

nghiên cứu và sản xuất thiết bị chính là kiến thức để làm chủ công nghệ. Hợp tác với các nhà khoa học chính là một cách giải. Cuối năm 2011, lãnh đạo Tập đoàn đã giao cho Viện Nghiên cứu và phát triển Viettel hợp tác với Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán để đặt hàng những nhà toán học hàng đầu Việt Nam giải quyết một số thuật toán quan trọng. Nội san Người Viettel đã có buổi trò chuyện với Giáo sư, TSKH Lê Tuấn Hoa, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán về mối quan hệ này.

Giáo sư, TSKH Lê Tuấn Hoa, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán

Thưa Giáo sư, mối quan hệ hợp tác giữa Viettel và Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán đã được hơn 1 năm. Xin giáo sư đánh giá tổng quát về những kết quả đã đạt được?

Tháng 6/2011, nhân dịp Giáo sư Ngô Bảo Châu về nước, ban Lãnh đạo Viettel đã đưa ra ý tưởng Viettel đặt hàng Viện giải quyết một số thuật toán nguyên lý ứng dụng trong các sản phẩm thiết bị viễn thông và CNTT của Viettel. Ngay từ khi nhận lời đề nghị ấy, chúng tôi đã biết để đáp ứng được yêu cầu của Viettel là một việc rất, rất khó. Đầu tiên và lớn nhất chính là có thể tập hợp được lực lượng các nhà khoa học hay không. Lúc đầu, chúng tôi hy vọng rằng ngoài việc hợp tác với các nhà toán học trong nước, Viện còn là đầu mối hợp tác rất sâu của các nhà khoa học Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài, và cả các nhà khoa học quốc tế nữa. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đến nay các nhà khoa học ở ngoài nước hầu như chưa tham gia được.

Một năm qua, chúng tôi (những nhà khoa học và Viettel) đã cùng nhau giải quyết được bài toán về nguyên tắc theo yêu cầu của Viettel. Đó là một kết quả khiêm tốn. So với mục tiêu ban đầu, thì đích đến của chúng tôi còn phải vượt qua rất nhiều giai đoạn nữa.

Xin Giáo sư giải thích rõ hơn về những bước đi để đạt được mong muốn đã đề ra?

Để có một thuật toán có thể ứng dụng được trong thực tế, là cả một chặng đường rất dài. Trước hết, từ mục tiêu ban đầu (đề bài), chúng tôi cần xây dựng một mô hình và tìm trong kho tri thức nhân loại những lý thuyết đã giải quyết vấn đề đáp ứng được mô hình ấy. Nếu chưa có lý thuyết nào tương ứng, thì phải xây dựng lý thuyết mới. Sau đó phải thuật toán hóa lý thuyết đó cho phù hợp với mục tiêu. Cuối cùng mới là đưa thuật toán đó chạy thành các chương trình cụ thể ứng dụng trong từng yêu cầu thực tiễn cụ thể. Vắn tắt thì như vậy, nhưng phải nói luôn là trên thế giới cũng không có nhiều quốc gia, tổ chức làm chủ được toàn bộ quy trình này. Vì cần một lực lượng trí thức cao cấp khổng lồ. Đơn cử như Microsoft có hơn một ngàn tiến sỹ toán và vật lý. Trong khi, Việt Nam chỉ có khoảng 200 người có bằng tương tự hiện vẫn đang trong độ tuổi làm việc. Mặt khác, không phải cứ đi hết quy trình là xong. Có rất nhiều trường hợp đến gần cuối quy trình, khi áp lý thuyết vào những thông số, yêu cầu cụ thể mới bộc lộ rằng không đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả … và phải quay lại từ đầu. Điều này lý giải vì sao chi phí dành cho nghiên cứu phát triển thường là rất lớn.

Như vậy, có thể hiểu chúng tôi mới đi được một phần nhỏ trong giai đoạn một của quy trình trên. Nhưng đó chỉ là kết quả cụ thể. Cái chúng tôi thu được còn nhiều hơn thế.

Phải chăng đó là một nhận thức mới, thưa Giáo sư?

Đúng vậy. Và nhận thức cũng quan trọng không kém, thậm chí còn quan trọng hơn cả kết quả cụ thể. Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán mới thành lập tháng 1/2011, và hợp tác với Viettel cũng là lần đầu tiên chúng tôi hợp tác theo đặt hàng của doanh nghiệp. Về phía chúng tôi, những người làm khoa học, một năm hợp tác với Viettel đã cho chúng tôi một nhận thức rất quan trọng. Đó là khoảng cách giữa bài giải nguyên tắc với bài giải theo một yêu cầu cụ thể, đôi khi là rất xa. Nói ví dụ, đi từ A đến B, bài giải đưa ra kết quả hết 1 giờ hay 59 phút 59 giây là bằng nhau về lý thuyết. Nhưng trong thực tế, sự khác biệt có ý nghĩa rất lớn và đôi khi phải dùng đến một lý thuyết hoàn toàn mới để đạt được 1 giây ngắn ngủi ấy. Trong khoa học, nhận ra đúng bản chất của vấn đề đã là một bước tiến rất quan trọng rồi. Nhận ra khó khăn không phải để sợ, mà là để biết chính xác mình cần phải làm gì và như thế nào.

Nhưng dù sao thì cũng là rất khó khăn. Vậy Giáo sư đánh giá thế nào về tham vọng làm chủ công nghệ của Viettel?

Quả thật, tham vọng của Viettel là rất lớn. Con đường Vi- ettel đã chọn là rất khó. Làm chủ công nghệ không có nghĩa là ngay lập tức phát minh ra một công nghệ mới. Tôi rất đồng ý với quan điểm của lãnh đạo Viettel rằng có lẽ phải nhiều chục năm nữa mới đến ngày Việt Nam có thể tạo ra công nghệ lõi của riêng mình. Nhưng nếu không bắt đầu bước những bước đi đầu tiên thì chẳng bao giờ cái ngày ấy đến. Làm chủ công nghệ có nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, dù là đi mua của nước ngoài cũng cần có đủ tri thức để biết mình cần mua gì, mua ở đâu và sử dụng cái đi mua hiệu quả nhất. Tôi được biết, lãnh đạo Vi- ettel đặt ra yêu cầu trước mắt, Viện nghiên cứu phát triển Viettel cần làm chủ công nghệ ở mức nắm bắt được công nghệ lõi để làm chủ thiết kế và quy trình sản xuất. Tôi cho rằng đó là một yêu cầu hợp lý và có thể làm được. Chúng tôi, những người làm khoa học luôn sẵn sàng đồng hành với Viettel trên con đường gian khó này.

Và tôi muốn nhấn mạnh một điều rất ý nghĩa từ tham vọng của Viettel. Ở Việt Nam, chưa có mô hình thích hợp để đưa toán học nói riêng, khoa học cơ bản nói chung vào đời sống. Rất có thể cách làm doanh nghiệp đặt ra mục tiêu, xây dựng lực lượng chất xám nội tại, song song với đó là bằng cách này hay cách khác tương tác với các nhà khoa học trong và ngoài nước… như Viettel đang làm, là một cách đi cụ thể để tìm ra một mô hình phù hợp.

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 57 - 59)