Rời vị trí là Tổng trưởng phòng của Panasonic về với Viettel đã gần 3 năm Hiện đang là Quyền giám đốc Trung

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 61 - 62)

Viettel đã gần 3 năm. Hiện đang là Quyền giám đốc Trung tâm sản xuất khuôn mẫu.

Xin chào, hình như lúc nào muốn tìm Tùng là lại phải xuống xưởng?

Đúng vậy, dây chuyền khuôn mẫu mới được triển khai nên có nhiều việc anh em chưa biết phải thông tin cho ai vì thế nhiều khi mình đứng ở dưới xưởng nhiều hơn là ngồi ở văn phòng, tay lúc nào cũng giống như công nhân.

À, đó chính là cái mà các sếp nhà mình đang yêu cầu đấy: “Suy nghĩ như triết gia mà hành động thì như công nhân”. Tùng nghe thấy câu đấy chưa?

Nghe thì nghe rồi, nhưng nghĩ như triết gia thì chưa nghĩ được, còn thì hiện đang làm như công nhân (cười).

Vì sao lại chưa nghĩ như triết gia được?

Vì có quá nhiều việc sự vụ cần phải giải quyết.

Vậy Tùng hiểu nghĩ như triết gia là thế nào?

Mình không dám nhận là nghĩ như triết gia, mà chỉ nghĩ đơn giản thôi. Mình có những kinh nghiệm, những cái đã học được từ các công ty nước ngoài, bây giờ đem áp dụng vào Viettel.

Nếu như bây giờ không phải xử lý sự vụ nữa, Tùng sẽ ưu tiên cho việc gì?

Mình sẽ tập trung xây dựng quy trình cho dây chuyền, biểu đồ dòng chảy. Đó như là xương sống của quá trình sản xuất. Ở các công ty nước ngoài, kinh nghiệm của họ là sẽ xây dựng quy trình, xây dựng hệ thống trước rồi

mới triển khai công việc. Còn mình thì làm ngược lại nên sẽ vất vả hơn vì nó đã hình thành thói quen, sửa lại rất khó.

Đến bây giờ có lúc nào Tùng thấy ân hận về quyết định của mình chưa?

Thực ra có nhiều cái quyết định mình nói có nuối tiếc không thì cũng khó, nhưng khi đã quyết định rồi thì mình nên làm.

Nhưng đó là tính cách của Tùng, hay trong chuyện này Tùng buộc phải thế?

Đấy là do tính cách mình thế.

Đến khi nào thì Tùng nghĩ mình không nên làm nữa?

Có lẽ đến khi nào mình hết yêu nghề thì mình sẽ thôi. Khi nào còn trách nhiệm, còn yêu nghề thì mình còn làm.

Vậy thế nào là hết trách nhiệm?

Thực sự thì khi về đây phần lớn là vì trách nhiệm, nói trách nhiệm thì nó cũng hơi to tát, nhưng mình có suy nghĩ và đặt câu hỏi tại sao các doanh nghiệp nước ngoài họ vào đây, họ làm được, người Việt hoàn toàn có thể làm được tại sao các doanh nghiệp Việt lại không làm? Hiện mảng sản xuất phụ trợ ở Việt Nam chưa phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này như một trách nhiệm xã hội. Mình muốn thu hút được vốn FDI của nước ngoài vào đây thì ngành công nghiệp phụ trợ của mình phải phát triển, mà đặc biệt là khuôn mẫu.

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)