Những nơi phụ nữ Viettel tha hồ

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 96 - 97)

nữ Viettel tha hồ kiêu

Ở các quốc gia Châu Phi, Châu Mỹ, phụ nữ Châu Á được coi như "đặc sản" vậy. Có đi, có đến các tỉnh thành ở những quốc gia này mới thấy giá trị của chị em phụ nữ, điều mà ở Việt Nam, những cô gái da ngăm ngăm, chân ngắn, ít xinh như tôi khó mà cảm nhận được. Tôi đến thành phố Niassa (tỉnh miền núi phía Bắc Mozambique cách thủ đô Maputo 3000 km) tháng 12/2011. Khi ấy, chi nhánh chỉ có 4 chàng trai Việt Nam đều còn rất trẻ. Họ đã ở đây hơn 1 năm mà không có bóng dáng một người phụ nữ Việt Nam nào nên mặc dù gặp một chị "vừa già, vừa xấu" thì các bạn vẫn xuýt xoa khen "xinh quá, nhớ nhà quá!". Đấy là chưa kể, đi ra chợ, đi siêu thị, đi chơi Biển Hồ (một địa danh thiên nhiên nổi tiếng của Mozambique, giống như Vịnh Hạ Long của Việt Nam), người dân ở tỉnh Niassa đều rất ngạc nhiên và nhiệt tình bởi lần đầu tiên gặp "con gái Việt Nam". Họ đều nói tôi không hề giống với cô gái Trung Quốc và

cô gái Nhật bản đang sinh sống tại đây, "bạn khá đặc biệt". 3 ngày ở Niassa là những ngày tôi liên tục được khen: "Bô la tu" (xinh gái quá). Ai cũng ra sức chiều chuộng người phụ nữ Việt Nam đầu tiên và khi ấy là duy nhất dám "đặt chân đến tỉnh Niassa của Mozambique". Một lần khác khi công tác tại thành phố Arequipa (Trung tâm kinh tế thứ 2 của đất nước Peru, sau thủ đô Lima), tôi đi cùng đồng chí Đào Thanh Cảnh (khi đó là giám đốc chi nhánh Viettel Arequipa) đến làm thủ

tục xin trồng cột, kéo cáp tại đây. Trong lúc chờ đợi gặp quận trưởng, tôi được các cán bộ nhân viên người Peru ở hầu hết các phòng ban của Quận, từ Phòng Văn hóa, Phòng Truyền thông, Phòng Kế hoạch… "rủ" vào chụp ảnh cùng. Các bạn người Peru vui vẻ và ngạc nhiên khi thấy "một người phụ nữ Châu Á khác với những người phụ nữ Châu Á họ đã gặp". Carlos – nhân viên truyền thông của quận kéo tôi ra và nói: "Ở đây chúng tôi rất thích phụ nữ châu Á, vì thế có nhiều cô gái còn nhận là người châu Á để dễ làm việc hơn. Nhưng hôm nay tôi mới gặp một người châu Á thật sự đấy!". Không khí làm việc giữa hai bên Viettel và chính quyền dường như cũng nhờ đó mà cởi mở hơn. Có người phụ nữ nào mà không mong muốn được ghi nhận như thế các bạn nhỉ! Tôi tin là, chị em Viettel nếu chăm chỉ đi công tác tại thị trường thì sẽ tự tin và "tự kiêu" hơn rất nhiều khi trở về Việt Nam đấy!.

"Muốn nhanh thìphải từ từ"… phải từ từ"…

Ở Việt Nam, đôi khi anh em đi thưởng thức ẩm thực còn chưa hài lòng về thái độ phục vụ, nhưng ít khi phải khó chịu vì chờ đợi. Còn ở nước ngoài, chuyện chờ đợi để ăn đã trở thành văn hóa.

Tôi vẫn nhớ có lần đi ăn ở quán Maritimo, ven bờ biển ở thủ đô Ma- puto (Mozambique) uống bia đen Laurentina và ăn hải sản ngày đầu tiên sau khi đặt chân đến thủ đô. Trải qua một hành trình dài, cả đoàn ai cũng háo hức được "thưởng thức ẩm thực Châu Phi". Chúng tôi gọi món bánh mỳ bơ tráng miệng và đĩa hải sản tổng hợp. Món ăn ở đây

lâu "không thể lâu hơn", đúng phong cách chậm rãi của người Mozambique – phong cách "amanha" (trong tiếng Bồ là: ngày mai). Anh em động viên nhau "hạnh phúc chậm rãi sẽ đến với người… từ từ". Sau này chúng tôi mới phát

hiện, ở đây không chỉ gọi món mà cái gì cũng theo phong cách…từ từ. Do đợi quá lâu nên anh em tráng miệng bằng khá nhiều bánh mì, còn khoảng gần 2 tiếng đồng hồ sau thì đĩa hải sản mới được mang ra gồm cá, tôm sú , cua, mực, khoai tây, salad và…tôm hùm. Thế mà ai cũng no quá, chỉ nhâm nhi được một chút cho đỡ "phí phạm", sau rồi rút ra một suy nghĩ đó là "tôm hùm ở đây ăn không ngon bằng Việt Nam. Tôm toàn sẻ lưng, ăn không trọn vẹn như Việt Nam". Không biết có phải do chờ lâu quá mà chúng tôi rút ra kinh nghiệm ấy không nữa. Một vài lần đi công tác tại Lào, tại Cambodia – hóa ra những đất nước này văn hóa "từ từ" cũng khá phổ biến.

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 96 - 97)