Hai chúng tôi vốn cùng là mở AMCC, một công ty chuyên sản xuất chipset (IC) của Mỹ Công

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 64 - 66)

ty chuyên sản xuất chipset (IC) của Mỹ. Công việc của tôi là thiết kế bo mạch dùng chipset của AMCC trong các thiết bị điện tử theo yêu cầu của khách hàng, còn công việc của chồng tôi, anh Nguyễn Minh Tùng là kỹ sư cấp cao. Công việc yêu thích với mức lương cao và nhiều chính sách hỗ trợ cuộc sống, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã từng là những gì tôi hài lòng. Cho đến một ngày, tình cờ gặp anh Lưu… (hiện là Trưởng phòng Chiến lược Sản xuất thiết bị - NV).

Anh thuyết phục chúng tôi về làm việc với Viettel. Anh kể về việc Viettel đang chuẩn bị đội ngũ cho dự án sản xuất thiết bị của mình. Rồi như thấy chúng tôi chưa được thuyết phục, anh giới thiệu cả hai vợ chồng tôi gặp anh Nguyễn Mạnh Hùng.

Đúng là chúng tôi chưa có ý định về Viettel vì những gì có trong tay đang quá ổn, nên tâm lý của chúng tôi khi gặp lãnh đạo của Tập đoàn khá thoải mái. Anh Hùng cũng chỉ hỏi chúng tôi về công việc chúng tôi đang làm tại AMCC. Vậy mà, hầu như tôi đều trả lời sai, còn anh Tùng cũng chẳng thể trả lời trôi chảy về chính công việc anh đang làm hàng ngày. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ câu nói của anh Hùng: “Với anh, các em chưa biết gì cả vì biết

Vợ chồng anh Tùng chị Tuyền và những người đầu tiên tham gia sản xuất thiết bị ở Viettel

99% vẫn chưa được coi là biết”. Đó thực sự là một cú sốc với cả hai chúng tôi. Bởi ở AMCC, từ trước tới nay, tôi chỉ toàn nghe những lời khen của các sếp. Gần 4 tiếng của buổi chiều ngày hôm ấy, cùng với lời nhận xét gây sốc, anh Hùng còn nói về suy nghĩ của lãnh đạo Viettel, đã đi khắp nơi, cuối cùng, nhìn lại thì những sản phẩm của Việt Nam không có, chỉ toàn của Mỹ, của Nhật. Cần phải làm một sản phẩm gì đó cho Việt Nam. Những điều đó cứ ám ảnh hai vợ chồng tôi mãi. Nhất là khi nhìn lại công việc của mình tại AMCC, đúng là mình chỉ thiết kế các bo mạch, các sản phẩm cho nước ngoài, đội ngũ thiết kế là người Việt nam nhưng sản phẩm đó được đặt tên là gì, dùng logo gì, sản xuất ở đâu đều do bên Mỹ quyết định. Mình chẳng còn vai trò gì nữa. Thật buồn.

Đó là lý do chúng tôi quyết định rời AMCC. Cả hai vợ chồng cùng đệ đơn xin nghỉ tại AMCC, để lại sau lưng những lời thuyết phục của các sếp Việt Nam và Mỹ, khăn gói ra Hà Nội, bắt đầu một khởi đầu mới ở cái tuổi mà mọi người đã phải tính chuyện ổn định để phát triển, theo cách sách vở không hề dậy “bỏ trứng vào chung một giỏ”.

Ra Hà Nội, không phải không có khó khăn, thậm chí cực kỳ thách thức lòng quyết tâm vì chúng tôi còn một con nhỏ 2,5 tuổi. Điều an ủi duy nhất với tôi là anh Lưu cũng đã đưa vợ, con ra Hà Nội, nghĩa là cũng đã có một phụ nữ miền Nam dám ra Bắc sống, tôi không phải là người đầu tiên và duy nhất. Lần đầu tiên trong đời biết đến cái rét. Tôi và con ốm liên miên. Nhiều lúc, tôi đã nghĩ, chỉ làm 6 tháng thôi, rồi tìm cách xin vào miền Nam. Và trong 6 tháng ấy, đã có lúc tôi trách chồng vì quyết định này. Không chỉ vì cái lạnh của mùa đông đầu tiên. Không chỉ vì những khó khăn trong sắp xếp nơi ăn chốn ở. Mà bởi sự thay đổi ở Viettel nhiều và nhanh quá. Hết đổi mô hình lại thay lãnh đạo. Có lúc chúng tôi thấy rối, thấy sốc, cảm thấy lung lay vì rất khác với môi trường đã từng làm trước đây. Nhưng lại nhớ đến khát vọng của mình, được làm ra một cái gì đó của Việt Nam, chúng tôi lại động viên nhau cố gắng. Và rồi chúng tôi hiểu rằng, hệ thống của Viettel vốn không đặc thù cho lĩnh vực sản xuất thiết bị, mọi thứ đều mới bắt đầu, giống như một cỗ máy đang chạy rốt đa, sẽ gặp trục trặc và khó khăn. Người có trách nhiệm làm cho cỗ máy ấy chạy trơn tru, chính là chúng tôi, không phải ai khác. Chúng tôi nhận ra rằng, mình đang tham dự vào một cuộc chiến đấu thật sự. Nếu mình vào đây mà xác định là cần gì là có như ở các công ty sản xuất khác thì mình sẽ sớm đầu hàng và nản chí. Ở Viettel, trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, gần như chưa có gì. Tất cả đều do mình tự làm ra. Điều quan trọng nhất là mình có được tinh thần lao vào công việc, theo đuổi đến cùng để đến được thành công hay không mà thôi. Nghĩ được như vậy thì thái độ của mình trước khó khăn và trở ngại sẽ khác rất nhiều. Giờ thì sự thay đổi với chúng tôi đã trở thành bình thường. Như vừa rồi, Viện Nghiên cứu được tách thành 2 viện

chuyên trách sản phẩm quân sự và dân sự. Chúng tôi về Viện 2 và lại quay vào Tp.HCM làm việc. Nhưng, vợ chồng tôi cũng không nghĩ mình đã ổn định, rất có thể một thời gian nữa, lại có sự thay đổi, và chúng tôi lại khăn gói ra Hà Nội. Tôi đã biết ở Viettel có một câu nói “cái duy nhất không thay đổi chính là sự thay đổi”. Giờ, Viettel đã sản xuất được USB 3G, đã thiết kế được điện thoại 3G để chuẩn bị đưa vào sản xuất. Dù với lãnh đạo Tập đoàn, nó vẫn còn rất xấu. Còn nếu tự đánh giá, bản thân tôi cũng thấy nó “xấu đau đớn”. Nhưng, những sản phẩm còn thô kệch ấy chính là đứa con của mình. Thành quả nhỏ nhưng vì đến từ những khó khăn, thử thách nên niềm vui lớn lắm. Tôi còn nhớ, mình đã la to như một đứa trẻ khi cầm trên tay chiếc máy điện thoại di động thô sơ, còn nguyên bo mạch, chưa có vỏ mà gọi được cho sếp của mình: “Anh nghe thấy chưa? em gọi được rồi nè”. Chả còn vai vế, chả còn nguyên tắc công sở gì nữa, tất cả chỉ là niềm hạnh phúc như đón đứa con của chính mình. Hôm vừa rồi, lang thang trên mạng, nhìn thấy cái bo mạch của chính những kỹ sư Viettel thiết kế, tôi ngồi ngắm mãi với niềm tự hào rộn rã trong lòng. Trước đây, hàng chục bo mạch đã qua tay tôi, sao chưa bao giờ tôi có thể ngắm nó như vậy. Đó chính là câu trả lời của đội ngũ chúng tôi với lãnh đạo Tập đoàn, chúng tôi đã khởi động được hệ thống của mình, cỗ máy đang dần hoàn thiện và bắt đầu chạy được. Người Viettel đã làm được, người Việt Nam đã làm được. Điều đó khích lệ tinh thần của các kỹ sư như chúng tôi rất nhiều để đi tiếp.

Một phần của tài liệu Noi san nguoi vietttel tet quy ty (Trang 64 - 66)