BẢO QUẢN CỦ GIỐNG

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 10 (Trang 81 - 84)

Thường được bảo quản ngắn ngày, trong điều kiện bình thường hay kho lạnh có nhiệt độ 00 đến 50C, độ ẩm không khí 85- 90%

1 Tiêu chuẩn hạt giống

- Có chất lượng cao

- Đồng đều, không già quá, không non quá. - Không bị sâu bệnh

- Không lẫn với các giống khác - Còn nguyên vẹn

- Khả năng nảy mầm cao.

2 Quy trình bảo quản củ giống

Thu hoạch  Làm sạch, phân loại  Xử lí phòng chống vi sinh vật hại  Xử lí ức chế nảy mầm  Bảo quản  Sử dụng. - Củ thu hoạch làm sạch, loại bỏ củ bị sứt, vỡ, bị sâu hại, phun chất bảo quản.

- Bảo quản trong điều kiện lạnh hoặc sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ

20 phút

 Thóc sấy ở nhiệt độ 40-450C đến khi độ ẩm của hạt đạt 13%

 Đối với hạt dầu (đậu tương, đậu nành) sấy ở nhiệt độ 30-400C, thời gian sấy kéo dài cho đến khi độ ẩm của hạt từ 8-9%

 Các công ty sản xuất hạt giống thường bảo quản hạt giống trong kho lạnh, có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động

 Thực hiện đúng quy trình, sau 4-8 tháng bảo quản, tổn thất sẽ khôg vượt quá 10% và khi trồng củ nảy mầm tốt, mầm khỏe

 Bảo quản theo phương pháp cổ truyền: để trên giá, nơi thoáng và ánh sáng tán xạ (củ không bị chiếu sáng trực tiếp). Tổn thất về số lượng thường lớn có khi lên đến 30%

 Ở các nước phát triển thường dùng phương pháp đông lạnh, hoặc sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để lưu giống một số loại cây trong đó có cả cây có củ

- Nội dung: bảo quản hạt và củ giống - Phương pháp: hỏi đáp

1/ Nêu quy trình bảo quản hạt giống 2/ Trình bày cách bảo quản củ giống

5/ Dặn dò: (2 phút) - Học bài.

Tuần 23– Tiết 26Bài 42: Bài 42:

BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

I/ Mục đích bài dạy:

- Kiến thức cơ bản:

+ Biết được các loại kho và các phương pháp bảo quản thóc, ngô, rau, hoa, quả tươi + Biết được quy trình bảo qunr thóc, ngô, khoai lang, sắn

- Kĩ năng: năng lực tư duy phân tích, so sánh, quan sát

II/ Phương pháp và phương tiện:

- Phương pháp: hỏi đáp và hoạt động nhóm. - Phương tiện: giáo án, SGK

III/ Nội dung và tiến trình lên lớp:

1 Ổn định lớp (1 phút) 2/ Chuẩn bị: (5 phút)

- Kiểm tra:

1/ Nêu mục đích của công tác bảo quản các loại hạt, củ giống trong sản xuất. 2/ Trình bày một số phương pháp bảo quản các loại hạt giống

3/ Hãy cho biết những chỉ tiêu nào cần phải lưu ý trong quá trình bảo quản ha, củ giống

- Trọng tâm:

Các phương pháp bảo quản lương thực, thực phẩm

- Vào bài:

Lương thực, thực phẩm là nguồn năng lượng chủ yếu của con người và động vật. Để nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp đủ nhu cầu của con người và động vật thì cần phải có biện pháp, quy trình hợp lí. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 42

3/ Trình bày tài liệu mới

Nội dung bài (lưu bảng) Thời gian Hoạt động thầy- trò I BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC

1 Bảo quản thóc, ngô

a) Các dạng bảo quản

- Nhà kho:

+ Dưới sàn là gầm thông gió + Tường bằng gạch

+ Mái che phải có trần cách nhiệt

+ Kho phải thuận tiện cho việc cơ giới hóa

20 phút ** Hoạt động nhóm (2 phút)

Chia lớp làm 4 nhóm

+ Nhóm 1: Các dạng bảo quản lương thực thường gặp trong đời sống.

+ Nhóm 2: Các phương pháp bảo quản lương thực.

+ Nhóm 3: Quy trình bảo quản sắn + Nhóm 4: Quy trình bảo quản khoai lang

 Nhà kho bảo quản thóc, ngô có nhiều gian, được xây dựng bằng gạch, ngói thành từng dãy

nhập, xuất hàng hóa và hoạt động của các thiết bị phục vụ cho bảo quản.

- Kho silô: hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh.

b) Một số phương pháp bảo quản

- Phương pháp đổ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có cào đảo trong nhà kho hay kho silô.

- Phương pháp bảo quản đóng bao trong nhà kho

c) Quy trình bảo quản thóc, ngô

Thu hoạch  Tuốt, tẽ hạt  Làm sạch và phân loại  Làm khô  Làm nguội 

Phân loại theo chất lượng  Bảo quản 

Sử dụng

2 Bảo quản khoai lang, sắn (củ mì)

a) Quy trình bảo quản sắn lát khô

Thu hoạch (dỡ)  Chặt cuống, gọt vỏ 

Làm sạch  Thái lát  Làm khô  Đóng gói  Bảo quản kín, nơi khô ráo  Sử dụng

Chú ý: Có nơi nông dân thường phơi, sấy nguyên cả củ sắn đã bóc vỏ, sau đó bảo quản nơi khô ráo.

b) Quy trình bảo quản khoai lang tươi

Thu hoạch và lựa chọn khoai  Hong khô

 Xử lí chất chống nấm  Hong khô 

Xử lí chất chống mầm  Phủ cát khô 

Bảo quản  Sử dụng

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 10 (Trang 81 - 84)