CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 10 (Trang 32 - 36)

MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ

1 Nguyên nhân gây xói mòn đất

** Khái niệm xói mòn đất:

Xói mòn đất là quá trình phá hủy lớp đất mặt và tầng đât dưới do tác dụng của nước mưa, nước tưới, tuyết tan, gió.

** Nguyên nhân gây xói mòn đất:

- Mưa lớn phá vỡ kết cấu đất.

- Địa hình dốc tạo ra dòng chảy rữa trôi - Chặt phá rừng làm giảm độ che phủ 

tốc độ dòng chảy lớn.

2 Tính chất của đất xói mòn trơ sỏi đá

- Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh. - Cát sỏi chiếm ưu thế.

- Chua, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.

- Vi sinh vật ít, hoạt động yếu.

3 Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng

a) Biện pháp công trình

- Làm ruộng bậc thang  hạn chế dòng chảy rữa trôi.

- Thềm cây ăn quả  nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy.

20 phút

? Em hãy kể tên những cây trồng ở đất xám bạc?

 Lúa, ngô...

? Xói mòn đất là gì?

? Nguyên nhân nào làm cho đất bị xói mòn?

Do chặt phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn làm cho tốc độ dòng chảy của nước mưa trên các vùng đồi núi, nhất là đồi trọc càng lớn, thúc đẩy nhanh quá trình xói mòn

** Hoạt động nhóm 2HS/nhóm 2 phút

Cho biết xói mòn đất thường xảy ra ở vùng nào? Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp , đất nào chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn? Tại sao?

 Thường xảy ra ở vùng đồi núi nơi có độ dốc cao. Đất lâm nghiệp chịu tác động mạnh hơn vì đất lâm nghiệp thường ở vùng đồi núi có độ dốc lớn

b) Biện pháp nông học

- Canh tác theo đường đồng mức  hạn chế dòng chảy.

- Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng  tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.

- Bón vôi  giảm độ chua.

- Luân canh và xen canh gối vụ  hạn chế sự bạc màu.

- Trồng cây thành băng (dài) hạn chế dòng chảy rữa trôi.

- Nông lâm kết hợp  tăng độ che phủ hạn chế sức phá của mưa, hạn chế dòng chảy.

- Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn 

tăng độ che phủ thảm thực vật, hạn chế lũ lụt.

** Hoạt động nhóm 4HS/nhóm 5 phút

Nêu các biện pháp và tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xói mòn trơ sỏi đá

4/ Củng cố: (3 phút)

- Nội dung: Nguyên nhân, tính chất, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

- Biện pháp: hỏi đáp

1/ Nguyên nhân và tính chất của đất xám bạc màu. 2/ Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu. 3/ Nguyên nhân và tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

4/ Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

5/ Dặn dò: (2 phút) - Học bài.

Tuần 08 – Tiết 08Bài 10: Bài 10:

BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤTMẶN, ĐẤT PHÈN MẶN, ĐẤT PHÈN

Đồ dùng dạy học:

Hình: SGK.

I/ Mục đích bài dạy:

- Kiến thức cơ bản:

* Sau bài này, HS cần phải nắm được:

+ Hiểu và trình bày được nguyên nhân hình thành và tính chất của đất mặn, đất phèn.

+Trình bày được các biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn và đất mặn, giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh. - Tư tưởng: ý thức bảo vệ môi trường

II/ Phương pháp và phương tiện:

- Phương pháp: hỏi đáp và hoạt động nhóm. - Phương tiện: tranh ảnh, giáo án, SGK

III/ Nội dung và tiến trình lên lớp:

1/ Ổn định lớp (1 phút) 2/ Chuẩn bị: (5 phút)

- Kiểm tra:

1/ Nêu nguyên nhân hình thành, tính chất và biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu.

2/ Thế nào là xói mòn đất?

3/ Nêu nguyên nhân hình thành, tính chất và biện pháp cải tạo, sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

- Trọng tâm:

Đặc điểm, tính chất, cách cải tạo và sử dụng của đất mặn và đất phèn

- Vào bài:

Ngoài hai loại đất là đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, còn có đất mặn và đất phèn cũng là hai loại đất có nhiều ở Việt Nam và cũng ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hai loại đất này qua bài 10

3/ Trình bày tài liệu mới

Nội dung bài (lưu bảng) Thời gian Hoạt động thầy- trò I CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

MẶN

1 Nguyên nhân hình thành

15 phút ** Hoạt động nhóm 2HS/nhóm 3 phút

Trả lời các câu hỏi: 1/ Thế nào là đất mặn?

- Khái niệm: Đất mặn là đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch.

- Đất mặn phổ biến ở đồng bằng ven biển.

- Nguyên nhân:

+ Do nước biển tràn vào.

+ Do ảnh hưởng của nước ngầm. Vào mùa khô, muối hòa tan theo các mao quản dẫn lên, làm đất bị nhiễm mặn.

2 Đặc điểm, tính chất của đất mặn

- Thành phần cơ giới nặng. Tỉ lệ sét cao 50-60%

- Có nhiều muối tan NaCl, Na2SO4. - Có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.

- Vi sinh vật hoạt động yếu.

3 Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng dụng

a) Biện pháp cải tạo

- Biện pháp thủy lợi: Đắp đê biển nhằm không cho nước biển do hoạt động thủy triều và sóng biển tràn vào. Xây dựng hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lí dẫn nước ngọt vào để rữa mặn.

- Biện pháp bón vôi:Thúc đẩy phản ứng trao đổi giữa các cation giữa Ca2+

và Na+, giải phóng Na+ ra khỏi keo đất tạo thuận lợi cho rữa mặn.

+ Sau khi bón vôi, tháo nước ngọt vào để rữa mặn.

+ Sau khi rữa mặn, bón bổ sung chất

ta?

3/ Đất mặn được hình do những nguyên nhân nào?

? Đất mặn có những đặc điểm và tính chất nào?

Do tính chất của đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao nên đất nén chặt, khả năng thấm nước kém, không tơi xốp. Khi ướt dẻo, dính, khi khô thì rắn chắc, khó làm đất. Lượng muối hòa tan nhiều, chủ yếu là cation Na+ nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, cản trở sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của rễ cây.

? Biện pháp thủy lợi được áp dụng để cải tạo đất mặn gồm những khâu nào? Nhằm mục đích gì?

** Hoạt động nhóm 4HS/nhóm 2 phút

Vì sao đất mặn thuộc loại đất trung tính hoặc kiềm yếu mà người ta vẫn áp dụng biện pháp bón vôi để cải tạo? Viết phương trình phản ứng trao đổi cation với keo đất khi bón vôi.

? Sau khi bón vôi một thời gian, ta cần làm gì cho đất?

? Bón phân hữu cơ cho đất bằng cách nào? Có tác dụng gì? KĐ KĐ Na+ Na++ Ca2+ Ca2+ + 2Na+

hữu cơ để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

- Trồng cây chịu mặn: giảm bớt lượng Na trong đất.

b) Sử dụng đất mặn

- Đất mặn sau khi cải tạo có thể trồng lúa, đặc biệt là các giống đặc sản. - Đất mặn thích hợp cho việc trồng cói.

- Nuôi trồng thủy sản.

- Vùng đất mặn ngoài đê cần trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường như trồng sú, vẹt.

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 10 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w