II CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN
2 Đặc điểm, tính chất của đất phèn
- Thành phần cơ giới nặng.
20 phút
Bón phân xanh, phân hữu cơ làm tăng lượng mùn cho đất, giúp vi sinh vật phát triển, giúp đất tơi xốp, giảm tỉ lệ sét, tăng tỉ lệ hạt limun, hạt keo.
Sau khi rữa mặn, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, chưa phải đã hết mặn ngay, vì vậy việc làm tiếp theo là trồng các cây chịu mặn để giảm bớt lượng Na+ trong đất, sau đó mới trồng các loại cây khác. Quá trình cải tạo đất mặn cần một thời gian dài.
? Trong biện pháp kể trên, theo các em biện pháp nào quan trọng nhất? Vì sao?
Làm thủy lợi và bón vôi, rữa mặn.
? Đất mặn được sử dụng để làm gì?
? Đất phèn thường được hình thành ở đâu?
? Nêu nguyên nhân hình thành đất phèn.
? Đất phèn có những đặc điểm và tính chất nào?
- Tầng mặt khi khô trở thành cứng, nứt nẻ.
- Độ chua cao pH<4
- Trong đất có chứa các chất độc hại Al3+; Fe3+; CH4; H2S…
- Độ phì nhiêu thấp, nghèo mùn, nghèo đạm.
- Hoạt động của vi sinh vật rất kém.
3 Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng dụng
a) Biện pháp cải tạo
- Biện pháp thủy lợi: Xây dựng hệ thống kênh tưới, tiêu nước để tháu chua, rữa mặn, xổ phèn (rữa phèn) hạ thấp mạch nước ngầm.
- Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do (Al3+)
- Bón phân hữu cơ, đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Cày sâu, phơi ải. Làm lớp đất mặt thoáng, rễ cây hô hấp được
- Lên liếp (luống): Lật úp đất thành luống cao. Làm như vậy lớp đất phèn ở dưới được lật lên phía trên, gốc rạ, cỏ dại bị úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ, hai bên liếp có hai rảnh tiêu phèn. Khi tưới nước ngọt vào liếp, chất phèn được hòa tan và rữa trôi xuống rãnh liếp.
b) Sử dụng đất phèn
- Đất phèn được sử dụng để trồng lúa. Để trồng lúa, ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân đã áp dụng biện pháp: + Cày nông, bừa sục.
dụng đất phèn.
? Vì sao không cày bừa kĩ mà chỉ cày nông bừa sục?
Các chất độc hại như pirit lắng sâu, nếu cày sâu sẽ đẩy chất độc hại lên tầng đất mặt thúc đẩy quá trình oxi hóa làm đất chua. Bừa sục có tác dụng làm đất mặt thoáng, rễ cây hô hấp được
? Việc giữ nước liên tục và thay nước thường xuyên có tác dụng gì?
Không để pirit hóa làm chua đất. Giữ nước còn làm cho tầng đất mặt không bị khô cứng nứt nẻ. Thay nước thường xuyên làm giảm chất độc hại đối với cây.
KĐ H+ KĐ
Al3++2 Ca(OH)2 CaO+H2OCa(OH)2
2Ca2+
+ Giữ nước liên tục và thay nước thường xuyên.
- Trồng cây chịu phèn.
4/ Củng cố: (3 phút)
- Nội dung: Nguyên nhân, tính chất, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn và đất phèn - Biện pháp: hỏi đáp
1/ Nguyên nhân hình thành và tính chất của đất mặn. 2/ Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn. 3/ Nguyên nhân hình thành và tính chất của đất phèn 4/ Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn.
5/ Dặn dò: (2 phút) - Học bài.
- Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi
1/ Phản ứng của dung dịch đất khi bón vôi cải tạo đất mặn và đất phèn có gì khác nhau?
Bón vôi cải tạo đất mặn tạo ra phản ứng trao đổi, giải phóng cation Na+ thuận lợi cho việc rữa mặn, còn bón vôi cải tạo đất phèn thì xảy ra phản ứng trao đổi làm cho Al(OH)3 kết tủa.
- Chuẩn bị bài 12 ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT VÀ KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
Tuần 11 –Tiết 11