1 Văn chơng nhà nho ẩn dật với sự mở rộng của hệ thống đề tài, chủ đề và hệ thống hình tợng

Một phần của tài liệu Văn học thế kỷ XVI nửa đầu thế kỷ XVIII trong tiến trình văn học trung đại việt nam (Trang 29 - 34)

chủ đề và hệ thống hình tợng

Thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII , văn học viết do những nho sĩ bình dân và nho sĩ ẩn dật sáng tác đã nhanh chóng chuyển từ âm hởng ca tụng sang âm hởng phê phán . Dầu không phải hoàn toàn mới nhng chỉ đến thời kỳ này âm hởng phê phán mới là một âm hởng chủ đạo của văn học . Nội dung văn học thiên về mặt phê phán những tệ lậu , hủ bại của các triều đại phong kiến: sự tham tàn , đồi trụy của vua quan , nho sĩ , lên án chiến tranh phong kiến dẫn tới sự băng hoại đạo đức ; hoặc trực tiếp hay gián tiếp chống đối các tập đoàn phong kiến để nhằm vãn hồi xã hội phong kiến lý tởng .

Nguyễn Dữ với tác phẩm Truyền kỳ mạn lục đã phê phán giai cấp thống trị từ trên xuống dới , từ vua quan trong triều đến bọn cờng hào ác bá ở nông thôn . Xuất phát ở cuộc sống nhân dân để lên án , tố cáo từ những ông vua " thích ham săn bắn " , " thờng hay dối trá " , " tính nhiều tham dục" … (Bữa tiệc

đêm ở Đà Giang) đến viên tớng (Truyện Lý tớng quân): " Quyền vị đã cao ,

sĩ nh thù cừu , thích sắc đẹp , ham tiền tài, tham lam không chán …" Và cả những bậc sĩ phu vốn đợc xem là bộ mặt tinh thần của thời đại nh nhân vật Hà Nhân dùng văn chơng để tô điểm cho cuộc sống hoan lạc và tình yêu vật dục (Cuộc kỳ ngộ ở Trại Tây); hay Trọng Quì thua bạc phải gán vợ (Ngời nghĩa

phụ ở Khoái Châu). Ngòi bút phê phán của Nguyễn Dữ trở nên mạnh mẽ , sắc

sảo , quyết liệt , có tầm bao quát rộng lớn khi ông lên án cả thần quyền , đặc biệt là Đạo phật , cả những thế lực mới thúc đẩy sự suy đồi xã hội : lối sống thị dân và đồng tiền.

Điều này trong những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thể hiện khá đậm nét . Trong niềm u ái đối với dân chúng , ông đã phê phán gay gắt bọn quí tộc quan liêu thối nát , những kẻ hám danh trục lợi sống không tình nghĩa , phê phán sự đảo điên của trật tự xã hội :

Phong vũ thời hối minh , Cơng thờng nhật điêu thỉ . Lễ nghĩa thán quải trơng , Quan cái tùy đảo trí . Sự quân , thần bất thần Sự phụ , tử bất tử …

( Gió ma gặp lúc u ám tối tăm,

Cơng thờng ngày một suy sụp lỏng lẻo . Lễ nghĩa , than ôi ngang trái ,

Mũ lọng theo đó đảo ngợc . Thờ vua , tôi chẳng ra tôi Thờ cha , con chẳng ra con …)

( Thơ chữ Hán , Cảm hứng )

Cũng trong tác phẩm này , Nguyễn Bỉnh Khiêm còn thể hiện rõ sự đối lập giữa một bên cảnh xa hoa của giai cấp thống trị với một bên cảnh khốn đốn của dân chúng . Để sống xa hoa , chúng bóc lột nhân dân vô cùng tàn tệ và sự

khinh ghét căm phẫn của tác giả đợc bộc lộ rõ qua hình tợng ẩn dụ ở bài Tăng

thử . Trớc sự suy vi, đảo điên của cơng thờng làm băng hoại đạo đức, Nguyễn

Bỉnh Khiêm cũng cất tiếng nói lên án thói đời trọng của hơn ngời hám lợi ấy :

Giàu sang : Ngời trọng , khó : ai nhìn ? Mấy dạ yêu vì kẻ lỡ hèn .

Thuở khó dẫu chào , chào cũng lặng . Khi giàu chẳng hỏi , hỏi thì quen .

( Thơ Nôm , bài 5 ) Các nhà nho ẩn dật cũng là ngời viết nhiều nhất , lên án gay gắt nhất những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa . Chiến tranh liên miên gây nên bao cảnh loạn li , đầu rơi máu chảy " khắp nơi máu chảy thành sông , xơng chất đầy núi " ( Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ngụ ý ) . ý thức miêu tả và lên án chiến tranh phi nghĩa đợc thể hiện qua việc miêu tả cuộc sống khổ đau của nhân dân (Truyện ngời nghĩa phụ ở Khoái Châu , Ngời con gái Nam Xơng … của Nguyễn Dữ) . Các tác giả thực sự cảm thông với nỗi cơ cực , lầm than của ngời dân trong cảnh loạn li , mong mỏi thái bình cho đất nớc, an lạc cho dân .

Tố cáo , lên án chiến tranh phi nghĩa của chế độ phong kiến đơng thời nh- ng đồng thời cũng muốn bảo vệ danh tiết, đạo nghĩa nên văn học của các nhà nho ẩn dật thờng đậm tính chất chuyển tải đạo lí phong kiến . Dùng thơ văn cảm hóa ngời đời, cải thiện nhân tâm thế đạo là nội dung chủ yếu trong tác phẩm do các nhà nho ẩn dật sáng tác . Nguyễn Bỉnh Khiêm - một đại biểu xuất sắc của dòng thơ này thực sự lo ngại trớc tình thế đảo điên , lòng ngời ngả theo điều ác , chạy theo lợi danh . Nhà thơ nhắc lại đạo lí làm ngời : “Trung với vua, hiếu với cha, thuận giữa anh em , hoà giữa vợ chồng, tín nghĩa giữa bạn bè ấy là trung vậy” ( Bi kí quán Trung Tân ). Đặc biệt ông nhấn mạnh đạo hiếu sinh và tấm lòng từ thiện của con ngời . Để chống lại lối sống danh lợi, ích kỷ tốt nhất con ngời ta nên sống an phận :

( Thơ Nôm , bài 5 ) Đợc thua phú quí dầu thiên mệnh

Chen lấn làm chi cho nhọc công

( Thơ Nôm , bài 5 )

Phùng Khắc Khoan có cả "Ngôn chí thi tập ", khuyên mọi ngời " gặp việc phải xử trí theo đạo trung dung, xuất thân phải noi theo con đờng chính. Một khi dục vọng của con ngời đã hết thì lẽ trời lại hiện ra , cần chi phải kh kh mu cầu bổng lộc ( Miễn học giả ) .

Truyền kỳ mạn lục là một tập truyện giàu chất hiện thực, chan chứa những ý hớng đạo lý . Nguyễn Dữ thờng nhấn mạnh đến cơ sở của nhân nghĩa, nêu cao tác dụng của lòng nhân . Hình tợng nhân vật ở những câu chuyện về ngời hay truyện ma quái đều bao hàm ngụ ý khuyên răn : răn những kẻ bạc bẽo, khuyên ngời ăn ở trung hậu …

Dùng "văn " để chở "đạo " là điều thờng thấy trong văn học của các nhà nho ở giai đoạn trớc . Có điều, nói đến đạo lý trong thơ văn các nhà nho ở những thế kỷ trớc bao giờ cũng gắn với lối tụng ca vua sáng , tôi hiền , dân giàu nớc mạnh, xã hội thái bình thịnh trị . Hơn ai hết , các nhà nho ẩn dật thời kỳ này có ý thức hơn về việc " lập ngôn ", nên họ đã sử dụng thơ văn đạo lý để giáo huấn ngời đời, cải thiện nhân tâm thế đạo, phục hồi cuộc sống tinh thần lành mạnh trớc sự suy đốn đạo đức đơng thời . Dù nhiều khi cha thoát khỏi t duy minh họa , nhng đạo lý mà các tác giả nêu lên ở đây có nội dung tích cực , giản dị thiết thực . Đó là nhờ ảnh hởng của những t tởng lành mạnh , những mối quan hệ thuần phác dân dã trong cuộc đời ẩn dật gần dân , làm cho đạo lý trong các tác phẩm có nội dung gần với đạo lý dân tộc và kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân .

Giá trị nhân đạo trong sáng tác của nho sĩ ẩn dật không chỉ dừng lại ở đây. Quá trình tiếp xúc với văn hóa dân gian, với đời sống khổ đau của nhân dân tr- ớc sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến, chủ đề về quyền sống con ngời đã bớc

đầu đợc đề cập tới . Vấn đề ngời phụ nữ và những biểu hiện trực tiếp quan niệm về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi đã đợc các tác giả quan tâm thể hiện . Lần đầu tiên trong văn học Việt nam, hình ảnh ngời phụ nữ xuất hiện đông đảo trong Truyền kỳ mạn lục với cả diện mạo, tâm hồn, tình cảm, nhu cầu và khát vọng về số phận của chính mình . Trớc đây , hình ảnh ngời phụ nữ Việt Nam cũng đã xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc, Lê Thánh Tông nhng có thể khẳng định rằng cha trở thành đối tợng nhận thức , đối tợng thẩm mĩ trọn vẹn, thành vấn đề ngời phụ nữ - một nhân vật quan trọng của văn học . Đó là hình ảnh ngời phụ nữ xuất thân rất bình thờng nh Vũ Thị Thiết trong truyện Ngời con gái Nam Xơng , Lệ Nơng trong Truyện Lệ Nơng , nàng Tuý Tiêu ở Chuyện nàng Tuý Tiêu, nàng Nhị Khanh trong Truyện ngời

nghĩa phụ ở Khoái Châu và đặc biệt hình ảnh nàng Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị . Thông qua số phận ngời phụ nữ , Nguyễn

Dữ đã cất tiếng kèn cấp báo đòi quyền sống cho con ngời, quyền đợc yêu và hạnh phúc . Dù số phận của ngời phụ nữ trong những tác phẩm đó còn bế tắc nhng với các sáng tác này thực sự Nguyễn Dữ đợc xem là ngời mở đầu cho khuynh hớng quan tâm đến ngời phụ nữ . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh chủ đề về quyền sống con ngời , về tình yêu , hạnh phúc lứa đôi và hình ảnh ngời phụ nữ trong văn học thế kỷ XVI – nửa đầu thế kỷ XVIII còn có nhiều nội dung khác. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vơng khẳng định : " Chính trong văn chơng của Đào Duy Từ ta có thể tìm thấy đợc hình ảnh mới lạ : hình ảnh ngời hào kiệt, ngời anh hùng thời loạn " . Chuỗi hình tợng bắt đầu từ hình ảnh Khổng Minh trong Ngọa long cơng vãn sẽ cộng hởng nhiệt liệt vào thế kỷ XVIII cho đến đầu thế kỷ XIX với những sáng tác của Nguyễn Hũ Cầu, Nguyễn Hữu Chỉnh … và khép lại hình ảnh một kẻ đại trợng phu trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ , Cao Bá Quát . Và " nếu thiếu đi loại hình văn học này, sẽ không thể có hình tợng ngời chí sĩ - hào kiệt tự nhiệm trong văn

chơng Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh và hàng loạt tác giả nhà nho cách tân khác đầu thế kỷ XX " [49,146 ] .

Sở dĩ nhắc tới Đào Duy Từ ở loại hình nhà nho ẩn dật là bởi trớc khi hoạt động tích cực ở Đàng trong ông đã từng ẩn dật . Vả lại , Ngoạ Long cơng vãn là tác phẩm vừa ca tụng phong thái thanh cao , phóng dật của một ẩn sĩ cao đạo , vừa thể hiện bản lĩnh , chí khí của con ngời có hoài bão , ẩn chí đợi thời . Đó không chỉ là tâm trạng của riêng Đào Duy Từ mà còn là tâm trạng chung của những sĩ phu đơng thời có tiết tháo , có lý tởng muốn giúp đời an nguy trị loạn mà cha gặp thời . Văn chơng nhà nho ẩn dật dầu có lên án vua quan , có tố cáo hiện thực , có bộc lộ xu hớng đòi quyền sống cho con ngời thì cũng để nhằm khẳng định một xã hội phong kiến lý tởng mà họ mơ ớc : Xã hội có vua sáng tôi hiền , nhân dân sống yên ổn , chứ không phải là sự phủ định chế độ phong kiến . Lý tởng chính trị xã hội ấy góp phần tạo nên niềm tin ở nho sĩ ẩn dật về khả năng phục hồi thế cuộc, sự ổn định đất nớc trong tơng lai .

Một phần của tài liệu Văn học thế kỷ XVI nửa đầu thế kỷ XVIII trong tiến trình văn học trung đại việt nam (Trang 29 - 34)