tiến trình vận động văn học trung đại Việt Nam thể hiện trên tất cả các bình diện : hệ thống đề tài , chủ đề , quan niệm văn học và t tởng thẩm mĩ, hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học … Tất cả những thay đổi ấy đều gắn với một nguyên nhân cơ bản : sự thay đổi của đội ngũ tác giả . Sự biến động của đời sống lịch sử kéo theo sự phân hoá mạnh mẽ loại hình tác giả nhà nho, loại hình văn học-văn học nhà nho . Thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII là điều kiện tốt cho loại hình nhà nho ẩn dật tồn tại , văn chơng của họ trở thành một khuynh hớng sáng tác chủ đạo với những tài năng văn chơng đích thực: Nguyễn Bỉnh Khiêm , Nguyễn Hàng , Nguyễn Dữ … Vạch ra từng dạng thức nhà nho chỉ là tơng đối bởi ở mỗi nhà nho đều dung chứa những yếu tố của Nho - Phật - Lão, tạo thế cân bằng " trong nhận thức lẫn trong cảm giác " ( Trần Ngọc Vơng ) . Nhìn chung loại hình nhà nho này đã gây đợc ảnh hởng lớn nhất . Bộ phận văn chơng có giá trị đặc sắc , nổi bật nhất trên văn đàn thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII là tác phẩm của nhà nho ẩn dật . Dù họ chỉ là một dạng tồn tại của loại hình tác giả văn học nhà nho nhng chính loại hình nhà nho ẩn dật và những sáng tác văn chơng ấy đã không bị ràng buộc mạnh mẽ vào yêu cầu giáo hóa trực tiếp . Sự tiếp thu thành tựu văn học giai đoạn trớc , chịu ảnh hởng của nguồn văn hóa , văn học dân gian và ít nhiều t tởng nhân dân nên văn học thời kì này thực sự biến đổi về diện mạo, tính chất văn học , góp thêm tiếng nói mới , sâu sắc vào chủ nghĩa yêu nớc và chủ nghĩa nhân đạo , tạo tiền đề cho văn học hình tợng phát triển , manh nha cho loại hình nhà nho tài tử và cho văn học thế kỷ XVIII - XIX phát triển rực rỡ .