1 Thể loại văn học thời Lý Trầ n: Thế kỷ X-

Một phần của tài liệu Văn học thế kỷ XVI nửa đầu thế kỷ XVIII trong tiến trình văn học trung đại việt nam (Trang 39 - 40)

Thế kỷ X - XIV là thời kỳ nền văn học viết đầu tiên của Việt Nam hình thành và phát triển trong bối cảnh vừa thoát khỏi một ngàn năm Bắc thuộc. Thời kỳ nhà nớc phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển cho nên ít nhiều tác động trực tiếp tới văn học : vừa mô phỏng Trung Quốc , vừa có bản sắc riêng độc đáo . ở hệ thống thể loại cũng vậy, trên cơ sở vừa tiếp thu một cách có chọn lọc vừa chủ động, sáng tạo để thích ứng với yêu cầu cuộc sống, phù hợp với trình độ t duy nghệ thuật, nhu cầu , thị hiếu của con ngời. Những tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm còn lại đến ngày nay cho ta thấy rõ hệ thống thể loại lúc bấy giờ , chúng bao gồm : thơ , phú , hịch, chiếu , kệ , văn bia , văn chuông, văn chép sử, văn truyện , ký, văn nghị luận …Khẳng định rằng toàn bộ hệ thống thể loại văn học thời Lý - Trần đều đợc tiếp thu từ Trung Quốc không có nghĩa là nói ngời Việt chỉ biết rập khuôn, sao chép , bắt chớc . Vay mợn nhng bao giờ cũng dựa trên cơ sở tiếp thu cải biến và chủ động sáng tạo . Tiếp thu chỉ ở phơng diện hình thức thể loại còn nội dung tác phẩm mang dấu ấn dân tộc và thời đại rõ nét . Nội dung chức năng và phơng tiện biểu cảm của thể loại có những biến thái nhất định .

Thể loại văn học Lý - Trần đều mang tính chức năng cao . Thơ Thiền và luận thuyết tôn giáo phục vụ yêu cầu tu hành của tăng lữ . Hịch phục vụ cho

nhiệm vụ chiến đấu ; chiếu , chế , biểu , tấu … phục vụ nhiệm vụ giao tiếp hành chính quan phơng và thơ trớc hết là để nói chí . Thể loại văn học thời kỳ này còn thể hiện sâu sắc tính chất " văn sử triết bất phân " . Nhiều văn bản tác phẩm không chỉ có giá trị văn học mà còn có giá trị sử học , giá trị triết học. Điều đó thể hiện rõ ở những bài thơ Thiền của Mãn Giác thiền s Cáo tật thị chúng , của thiền s Không Lộ Ngôn hoài , thiền s Pháp Bảo với Bài minh ở chùa Linh Xứng , những bài hịch nh Lộ bố của Lý Thờng Kiệt, Hịch tớng sĩ

của Trần Quốc Tuấn , và cả ở những tác phẩm thuộc thể truyện, sử, văn ngữ lục … Tính nguyên hợp này in dấu đậm nét trong văn học viết Việt Nam những thời kỳ đầu tạo nên nét riêng so với văn học các thời kỳ sau.

Sở dĩ hệ thống thể loại văn học Lý - Trần có những đặc điểm trên là bởi văn học thời kỳ này thờng gắn bó trực tiếp với cuộc sống , trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống con ngời . Nó trực tiếp tham gia vào các hoạt động xã hội , phục vụ các nhiệm vụ mà cuộc sống đòi hỏi trong quá trình đấu tranh giành độc lập , quá trình xây dựng , kiến thiết đất nớc. Đó không chỉ là sản phẩm của hoạt động nghệ thuật mà trớc hết đáp ứng những chức năng do xã hội yêu cầu . Một đất nớc vừa thoát khỏi ách nô lệ , một dân tộc vừa ra đời nền văn học viết , một đất nớc đang trong thời kỳ " kháng chiến kiến quốc " nên việc lựa chọn những thể loại mang tính cao nhã trong việc phô diễn đời sống tinh thần con ngời, trang trọng trong truyền đạo, trong việc ngợi ca chiến công oanh liệt, trong việc phô diễn ý chí kẻ sĩ mong phò vua giúp nớc, trong những nghi thức giao tiếp quan phơng, tôn giáo hay thế tục … là điều hợp lý . Do đó ở quá trình tiếp thu , ngời Việt đã ít nhiều Việt hóa thể loại của văn học Trung Hoa với những biến thái về nội dung và phơng thức biểu cảm trong việc phô diễn đời sống tinh thần và cảm xúc của ngời Việt .

Một phần của tài liệu Văn học thế kỷ XVI nửa đầu thế kỷ XVIII trong tiến trình văn học trung đại việt nam (Trang 39 - 40)