2 Lảng tránh cuộc đời xấu xa, đen bạ c, tìm đến một cuộc sống thanh đạm , nhàn tản

Một phần của tài liệu Văn học thế kỷ XVI nửa đầu thế kỷ XVIII trong tiến trình văn học trung đại việt nam (Trang 78 - 85)

3. 1 Một số đặc điểm nội dung văn học trung đại Việt Nam

3.3. 2 Lảng tránh cuộc đời xấu xa, đen bạ c, tìm đến một cuộc sống thanh đạm , nhàn tản

Nhà nho ẩn dật là bộ phận tác giả có nhiều đóng góp nhất cho văn học thời kì này . Trớc sự sụp đổ của đạo cơng thờng , sự suy vi của nhân tâm thế đạo , các tác giả thời kì này đã lo ngại , đã cất tiếng kêu khẩn thiết thông qua những tác phẩm văn học. Nhng đau đời mà không cứu đợc đời , " thẹn vì không có tài " họ đã tìm đến một phơng thức sống khác : lảng tránh cuộc đời xấu xa đen bạc để tìm đến cuộc sống thanh đạm với thú vui nhàn tản . Dầu bất lực hay bất nhẫn khi phải lánh đời thì trong những tấm lòng ấy luôn hi vọng về một tơng lai, một thời cuộc tốt đẹp . Cho dẫu đó là một cách phản kháng tiêu cực , cha phải là chủ nghĩa nhân đạo thực sự nhng rõ ràng đó là lối sống đáng trân trọng. Không chạy theo danh lợi , hám bả phù vinh , không về hùa với kẻ thống trị trong cảnh nhiễu nhơng này .

Nội dung này đã đề cập ở chơng 1 , đến đây chỉ nhắc lại nhằm khẳng định rằng phơng thức sống ấy chính là những mối tâm sự , là phẩm tiết của các nho sĩ ẩn dật . Nội dung này phổ biến trở thành một khuynh hớng , làm nên nét đặc sắc , khu biệt giữa văn học thời kì này với những thế kỉ trớc và sau trong văn học trung đại Việt Nam . Thật ra trớc đó những sáng tác của Chu Văn An , Trần Quốc Tảng , Lê Quát , Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi… đã thể hiện nỗi niềm cảm khái trớc tình trạng suy vi của triều đình phong kiến, là tiếng than bất bình về thời thế , tìm đến đời sống ẩn dật , vui với cuộc sống tự tại . Tuy có

xen kẽ những điệu nhạc buồn thì trong thơ văn đời Trần , âm điệu chủ đạo vẫn là âm điệu anh hùng , lạc quan . Phải bắt đầu từ thế kỷ XVI những nội dung này mới đợc mở rộng , đi sâu hơn . Đó không còn là nỗi niềm riêng của một ngời mà thực sự là tiếng nói của nhiều ngời , mang âm hởng chủ đạo của một khuynh hớng văn học lúc bấy giờ . Chính những sáng tác của nhà nho ẩn dật mà tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm , Nguyễn Hàng , Nguyễn Dữ , … do không bị ràng buộc vào những yêu cầu giáo hóa trực tiếp nên đã thực sự đi xa hơn những sáng tác của các nhà nho hành đạo , đa lại những đóng góp mới cho sự phát triển văn học . Một trong những phơng diện ấy của văn học thời kì này chính là vợt lên trên sự tố cáo thông thờng , lần đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam đã cất tiếng nói đòi quyền sống cho con ngời cá nhân, đòi giai cấp thống trị trả lại hạnh phúc cho con ngời .

3.3.3.Bớc đầu đề cập tới chủ đề quyền sống của con ngời cá nhân

Trớc thế kỷ XVI văn học có tính chất cung đình rõ rệt . Đối tợng phản ánh trong văn học thờng là cái tao nhã , trang trọng , lí tởng . Con ngời trong văn học thờng bị ràng buộc vào những t tởng , giáo lí đã có sẵn ; là những bức chân dung cứng nhắc trong các khuôn mẫu "tam cơng ngũ thờng". Từ thế kỉ XVI trở đi, văn học còn có xu hớng "bình dân hoá".Đối tợng phản ánh phần lớn là những cái thông tục , bình thờng . Bớc vào văn học không còn là những tấm gơng chói loà của các bậc quân tử " tu, tề , trị , bình " , những liệt nữ lu danh sử sách với đầy đủ phẩm chất " công, dung , ngôn , hạnh " . ở đây là con ngời của đời sống thực tế sôi động đầy khắc nghiệt . Những con ngời trần thế với tất cả nhu cầu thành thực nhất , những ớc muốn , dục vọng thoát khỏi sự toả chiết của t tởng Nho gia. Văn học ca ngợi vẻ đẹp con ngời cả vật chất lẫn tinh thần . Một quan niệm mới trong việc phản ánh con ngời đã xuất hiện : từ những truyện Nôm khuyết danh viết theo thể Đờng luật Vơng Tờng , Lâm

tuyền kì ngộ đến tác phẩm đợc viết bằng thể thơ lục bát Song Tinh của Nguyễn

Hữu Hào và đỉnh cao là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ .

Trong văn học thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII , con ngời bắt đầu đợc biểu hiện là những cá nhân có quyền sống , riêng t và hạnh phúc - nhất là hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi . Trong văn học trung đại Việt Nam, đề tài tình yêu lứa đôi ít đợc chú trọng . Những thế kỉ trớc , câu chuyện Hà Ô Lôi trong Lĩnh

Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn , truyện thơ chữ Hán H- ơng miệt hành hay truyện Tinh chuột trong Thánh Tông di thảo thì chủ đề về

tình yêu ít nhiều đã đợc thể hiện . Những tác phẩm ấy phần nào có thể gọi là những bài ca tình yêu , ớc mơ hạnh phúc , thể hiện những rung cảm chân thành và lòng đồng tình sâu sắc với những mối tình dang dở nhng cha thực sự vơn tới quan điểm phê phán lễ giáo phong kiến, cha hớng mạnh sự phát hiện những khát vọng hạnh phúc riêng t về quyền sống của con ngời cá nhân . Đến thế kỉ XVI , với Truyền kì mạn lục Nguyễn Dữ đã dựng lên những cảnh tợng , những tình tiết , những nhân vật cụ thể , sinh động để miêu tả những câu chuyện tình làm " xôn xao cả cõi trần thế, cả chốn thuỷ cung và cả nơi thiên giới " [ 51 , 117 ] . Mối tình thơ mộng giữa nàng tiên Giáng Hơng mang nặng tình ngời với Từ Thức - một dật sĩ trong chốn bồng lai tiên cảnh . Hay câu chuyện tình khổ đau nhng son sắt trong Chuyện Lệ Nơng . Mối tình thắm thiết , keo sơn của đôi trai tài gái sắc Thuý Tiêu và Nhuận Chi cùng cuộc đấu tranh vì tình yêu của họ … Tình yêu ấy là lẽ sống của con ngời , làm cho họ đáng sống hơn, đẹp hơn; nó nh một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, nh cơm ăn nớc uống khiến họ tơi đẹp bội phần . Bên cạnh những mối tình đẹp phù hợp với tình cảm và đạo đức cao quí của nhân dân , Nguyễn Dữ còn miêu tả những mối tình trái với đạo lí Nho giáo. Đó là sự si mê , dâm đãng mang tính chất trụy lạc của giai cấp phong kiến và tầng lớp thị dân giàu có đơng thời nh Chuyện nghiệp oan của Đào Thị , Cây gạo , Cuộc kì ngộ ở Trại Tây … Cho dù nhiều

mối tình trai gái nhng qua cách miêu tả đôi lúc say sa về tình yêu nam nữ, những khoái cảm yêu đơng , cách thể hiện táo bạo về một số quan niệm nhân sinh thì thực sự Nguyễn Dữ đã có một tấm lòng , một niềm say mê tán đồng trong tiềm thức , lòng đồng cảm sâu sắc với khát vọng chính đáng của họ . Khát khao về tình yêu cũng chính là nhu cầu đòi hỏi về hạnh phúc gia đình. Niềm khao khát hạnh phúc gia đình là chủ đề chính trong nhiều truyện ở tác phẩm Truyền kì mạn lục . Nguyễn Dữ đã đặt ra và lí giải vấn đề bức thiết nhất : làm sao để có đợc hạnh phúc lứa đôi trong xã hội này . Bởi trong hoàn cảnh đảo điên ấy , mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng về hạnh phúc với một bên là các thế lực thù địch trong lòng chế độ phong kiến không thể nào dung hòa đợc. Các thế lực ấy là chiến tranh phong kiến , là thái độ khinh rẻ ngời phụ nữ, do những kẻ cậy quyền ỉ thế, do nạn cờ cờ bạc rợu chè của đàn ông … Qua số phận của nhân vật trong tác phẩm , Nguyễn Dữ đã chỉ ra rằng hạnh phúc lứa đôi chỉ có thể xây dựng trên cơ sở của tình yêu thơng chân thành, niềm thuỷ chung sâu sắc , sự đồng cảm giữa hai tâm hồn và cả đức hy sinh quên mình của ngời phụ nữ . Trong Chuyện đối tụng ở Long cung cuộc đấu tranh không khoan nhợng của gia đình quan thái thú họ Trịnh và vợ là Dơng Thị để giành lại hạnh phúc, tìm lại mái ấm gia đình trớc những thế lực đen tối đã diễn ra thật quyết liệt . Đặc biệt là những câu chuyện tình chung thuỷ cùng với khát vọng sống mạnh mẽ luôn tiềm ẩn trong ngời phụ nữ đã giúp họ chiến thắng , tìm đợc cuộc sống hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng có kết thúc tốt đẹp . Những bi kịch, mất mát, chia li vẫn là niềm trở trăn trong tác phẩm Truyền kì mạn lục. Chính vì vậy, Nguyễn Dữ đã tìm và chỉ ra nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ, sự bất hạnh trong cuộc sống gia đình . Và ngời luôn phải chịu sự thiệt thòi nhất chính là ngời phụ nữ .

Khi viết về đề tài tình yêu , về khát vọng hạnh phúc gia đình, Nguyễn Dữ đặc biệt chú trọng tới vấn đề số phận của ngời phụ nữ. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, hình ảnh ngời phụ nữ xuất hiện đông đảo với đầy đủ diện mạo,

tâm hồn , tình cảm , những nhu cầu và khát vọng với số phận của bản thân mình . Đó là những con ngời vốn xuất thân rất bình thờng, có khi tầm thờng : ca kĩ, tì thiếp, hay một ngời vợ, ngời mẹ nh bao ngời phụ nữ khác. Trong họ luôn mang những phẩm chất đáng trân trọng, ngợi ca.

Viết về số phận , cuộc đời ngời phụ nữ , Nguyễn Dữ đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trớc nỗi khổ đau mà họ phải gánh chịu . Thân phận ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến nhỏ bé tội nghiệp đầy bi kịch . Họ bị mọi thế lực trong xã hội vùi dập , đày đọa không đờng giải thoát . Vì chiến tranh phong kiến tàn khốc mà chịu cảnh biệt li , oan ức ; vì kẻ quyền thế độc ác mà phải lâm vào cảnh " chia uyên rẽ thuý " , hoặc vì nam quyền mà chịu chia lìa bất hạnh … Đó chính là cuộc đời và số phận của hầu hết nhân vật nữ trong Truyền kì mạn

lục : nàng Nhị Khanh , Vũ Thị Thiết , Nàng Thuý Tiêu, Lệ Nơng … Đặc biệt là

số phận của Đào Hàn Than . Đây là nhân vật phụ nữ duy nhất trong tác phẩm phải chết oan ức tới hai lần , cái chết sau còn thảm khốc hơn cái chết trớc . Cái chết đeo đuổi hầu khắp số phận của ngời phụ nữ. Đấy cũng chính là sự bế tắc cùng cực trong ngòi bút của Nguyễn Dữ trớc vấn đề con ngời , đặc biệt ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến . Câu chuyện là tiếng kèn cấp báo đợc cất lên nhằm đòi quyền sống cho họ : quyền đợc sống, đợc yêu và hạnh phúc .

Nhng dù số phận có khổ đau có phải chịu hết nạn nọ đến nạn kia thì hình ảnh ngời phụ nữ hiện lên nh những biểu tợng của sức sống mãnh liệt. Không xây dựng những gơng phụ nữ tiết liệt , hình ảnh ngời phụ nữ trong Truyền kì

mạn lục tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp , trong sáng , bình dị của ngời

phụ nữ Việt Nam . Đặc biệt Nguyễn Dữ còn xây dựng hình ảnh ngời phụ nữ chủ động , dũng cảm đấu tranh giành lại hạnh phúc cho mình. Tiêu biểu là hình ảnh nàng Tuý Tiêu và đặc biệt là sức sống mãnh liệt ẩn chứa trong cuộc đời đầy oan nghiệt của Đào Thị . Từ cõi chết , Đào Thị trở về trả thù kẻ đã đày đọa mình . Dù có một kết cục bi thảm nhng cái chết của nàng kĩ nữ tài hoa ấy đã không chịu nhẫn nhục , luôn vùng dậy để giành lấy quyền sống , đòi lại

công bằng cho bản thân mình đã trở thành nhân vật phụ nữ " nổi loạn " đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc .

Trớc đây , trong những sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc, Lê Thánh Tông hình ảnh ngời phụ nữ đã đợc nhắc tới . Nhng đó thờng là hình ảnh của ngời phụ nữ quí tộc , chỉ dừng lại ở nhận thức trên bình diện tâm lí. Phải đến

Truyền kì mạn lục , việc thể hiện hình tợng phụ nữ mới có thành tựu nổi bật.

Ngời phụ nữ trở thành đối tợng nhận thức, đối tợng thẩm mĩ trọn vẹn , thành nhân vật trung tâm trong tác phẩm văn học. Sáng tác của Nguyễn Dữ đợc xem là ngời mở đầu cho khuynh hớng phản ánh vấn đề ngời phụ nữ , phản ánh những cái bình thờng thông tục , giàu giá trị hiện thực. Đó là bớc ngoặt căn bản , tạo tiền đề cho những sáng tác của Hồ Xuân Hơng , Đoàn Thị Điểm , Nguyễn Du đạt đợc thành tựu rực rỡ trong văn học thời kì sau.

Vấn đề số phận con ngời cá nhân , nhu cầu giải phóng tình cảm với khát vọng hạnh phúc trần thế không chỉ dừng lại ở tác phẩm Truyền kì mạn lục. Đến Truyện Nôm , thái độ đã có phần khác . Là một thể loại văn học có tính chất quần chúng , truyện Nôm đã thể hiện đợc nhu cầu tình cảm hồn nhiên cũng nh khát vọng hạnh phúc chính đáng của các tầng lớp bình dân. Trong truyện Nôm Đờng luật khuyết danh Vơng Tờng , ta bắt gặp lời than vãn tội nghiệp của một cung nữ về hạnh phúc bị tan vỡ bởi sự vùi dập của triều đình phong kiến mục nát . Đến Lâm tuyền kì ngộ đã thực sự là một bài ca về hạnh phúc tình yêu tự do, vợt ra ngoài luân lí, lễ giáo phong kiến. Điều đặc biệt ở tác phẩm là đề cao ngời phụ nữ có ý thức, sự chủ động đối với hạnh phúc của mình ; ca ngợi hạnh phúc ở nơi trần thế. Nàng Bạch Viên vốn là một tiên nữ ở Cung Hằng bị đày xuống trần gian. Mặc dù đã tìm đợc ý nghĩa thanh cao trong việc tu hành nhng chỉ một thời gian ngắn đã tìm thấy "một tấm niềm đan chửa chút khuây" nên đã bỏ chùa ra đi. Khi gặp Tôn Khác, nàng chủ động tìm đến với chàng , chủ động kết hôn với chàng … Khi trở về tiên giới, vẫn một lòng nhớ chồng con và trần thế đến sầu héo. Nàng đã dũng cảm từ giã cõi tiên một lần

nữa để tìm về với hạnh phúc đích thực của mình - hạnh phúc nơi cõi đời này . Tác phẩm phần nào thể hiện đợc chủ nghĩa nhân đạo của nhân dân khi ca ngợi hạnh phúc ở cõi đời , phủ nhận ảnh hởng của tôn giáo và đề cao tính chủ động của ngời phụ nữ .

Vợt qua hạn chế của thể thơ Đờng luật khi dùng để tự sự , với hình thức thơ lục bát , tác phẩm Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào đã thực sự thành công trong việc thể hiện khát vọng về tình yêu tự do , về cuộc sống hạnh phúc của lứa đôi . Khi ca ngợi tình yêu tự do của đôi trai tài gái sắc Song Tinh - Nhụy Châu, tác giả đã đề cập tới những mặt trái của xã hội . Vợt qua nhiều trắc trở, trải qua nhiều sóng gió, cờng quyền bạo lực bị đẩy lùi , tình yêu đã chiến thắng. Khát vọng chính đáng đợc sống trong tình yêu , trong hạnh phúc của đôi trai tài gái sắc ấy cũng là khát vọng muôn thuở của con ngời.

Văn học thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII thoát dần khỏi những chức năng phi văn học, dần mang những giá trị tự thân . Kế thừa truyền thống trong dòng văn học viết thời kì trớc và tiếp thu ảnh hởng của nền văn hóa, văn nghệ dân gian đang phát triển mạnh , văn học viết trong các thế kỉ này đã có những nội dung mới gắn với yêu cầu thời đại . Chủ nghĩa yêu nớc và chủ nghĩa nhân đạo vẫn là nội dung quan trọng của văn học. Trớc kia nội dung đó gắn với cuộc đấu tranh của toàn thể dân tộc , bảo vệ độc lập và xây dựng đất nớc . Lúc này với những yếu tố mới của thời đại, nội dung đó chủ yếu gắn với cuộc đấu tranh của các lực lợng chống đối nhà nớc phong kiến, chống ách thống trị của các

Một phần của tài liệu Văn học thế kỷ XVI nửa đầu thế kỷ XVIII trong tiến trình văn học trung đại việt nam (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w