Vấn đề dạy kỹ năng trong tâm lý học sư phạm

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường đại học tiền giang (Trang 27 - 29)

7 Cấu trúc nội dung Luận văn

1.2.1 Vấn đề dạy kỹ năng trong tâm lý học sư phạm

Một nội dung quan trọng của tâm lý học sư phạm là Tâm lý học về sự lĩnh hội, nghiên cứu về phương thức lĩnh hội các nội dung học vấn bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phương thức tư duy, nhằm giúp giáo viên có thể điều khiển được quá trình học tập của học sinh theo những mục đích định sẵn. Lĩnh hội kỹ năng được quan niệm là lĩnh hội các hành động cần cho sự lĩnh hội tri thức và khái niệm khoa học (ví dụ hành động ghi nhớ máy móc, hành động phân tích, tổng hợp). Vấn đề dạy kỹ năng được giải quyết thông qua nghiên cứu về các thuộc tính của hành động, từ đó đưa ra những điều kiện của lĩnh hội kỹ năng trong dạy học, như là giáo viên phải làm sáng tỏ các nguyên tắc giải quyết các kiểu loại bài tập điển hình của các

môn học, học sinh phải có tri thức sâu sắc và có tư duy linh hoạt [22, tr.102-106]. Cách thức dạy kỹ năng được nghiên cứu mạnh mẽ trong tâm lý học xô-viết bởi các nhà tâm lý học P. Ja. Galperin, N. F. Talyzina và những người khác là Phương pháp hình thành các hành động trí tuệ qua từng giai đoạn. Giai đoạn đầu tạo nên các mốc định hướng hành động và tiến hành hành động thực tế. Giai đoạn thứ hai các mốc định hướng và các thao tác đối tượng được thay thế bằng các ký hiệu và các hành động ngôn ngữ. Giai đoạn cuối cùng là các thao tác tư duy thay thế các hành động ngôn ngữ [29, tr.103-104].

Liên quan đến vấn đề dạy kỹ năng, các nhà tâm lý học sư phạm phương tây đưa ra khái niệm chuyển giao. Sự chuyển giao xảy ra khi một người áp dụng tri thức và kinh nghiệm đã tích luỹ trước đó để học tập hay giải quyết vấn đề trong một tình huống mới. Có các loại chuyển giao: chuyển giao gần và chuyển giao xa, chuyển giao low-road và chuyển giao high-road, chuyển giao forward-reaching và chuyển giao backward-reaching. Chuyển giao gần xảy ra khi tình huống chuyển giao tương tự với tình huống học tập. Chuyển giao xa xảy ra khi tình huống chuyển giao rất khác biệt với tình huống học tập. Chuyển giao low-road xảy ra đối với kinh nghiệm trước đó được học tập một cách tự động, thường là vô thức. Chuyển giao high-road xảy ra có ý thức và có sự nỗ lực. Chuyển giao forward-reaching khi người học suy nghĩ xem họ phải vận dụng những điều đã học vào tình huống mới như thế nào. Chuyển giao backward-reaching khi người học nghĩ về những tình huống lịch sử để tìm kiếm thông tin nhằm giải quyết một vấn đề trong bối cảnh hiện tại [55, tr.306- 307]. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển giao như là: Tính tương tự giữa bài tập và nhiệm vụ là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chuyển giao. Yếu tố quan trọng khác trong chuyển giao là mức độ luyện tập. Cuối cùng, các yếu tố thuộc về nhân cách như là trí thông minh, động cơ, và trải nghiệm bản thân là những yếu tố quan trọng và khó điều khiển có ảnh hưởng đến sự chuyển giao [37, tr.327]. Người giáo viên nên giảng dạy như thế nào để giúp học sinh đạt được sự chuyển giao? (Phụ lục 3). Chúng tôi cũng sử dụng ý kiến của J. W. Santrock, S. M. Elliott, T. R. Kratochwill, J. L. Cork về vấn đề này để phân tích hành động của giáo viên trong

việc dạy kỹ năng tương tác cho sinh viên trong chương 4.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường đại học tiền giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)