Hệ số tương quan

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường đại học tiền giang (Trang 63 - 66)

7 Cấu trúc nội dung Luận văn

3.1.4Hệ số tương quan

3.1.4.1. Hệ số tương quan tích- moment Pearson

Bảng 3.3. Hệ số tương quan giữa điểm kỹ năng tương tác với điểm các kỹ năng thành phần

Loại tương quan Trị số Mức tương quan

Điểm kỹ năng tương tác với điểm kỹ năng nghe 0.500 Trung bình Điểm kỹ năng tương tác với điểm kỹ năng thể hiện các

vai trò không chính thức trong nhóm 0.732 Mạnh Điểm kỹ năng tương tác với điểm kỹ năng sử dụng

nhóm để ra quyết định 0.73 Mạnh

Điểm kỹ năng tương tác với điểm kỹ năng lãnh đạo 0.781 Rất mạnh Điểm kỹ năng tương tác với điểm kỹ năng thương

lượng để giải quyết xung đột 0.526 Mạnh

Kỹ năng lãnh đạo và các kỹ năng làm việc trong nhóm có ảnh hưởng nhiều nhất đến điểm số của kỹ năng tương tác và ngược lại.

Điểm số kỹ năng lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến điểm số các kỹ năng làm việc nhóm (Bảng 3.4). Điều đó cho phép kết luận: Việc thực hiện tốt các hành vi thể hiện kỹ năng lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến kết quả rèn luyện kỹ năng tương tác nói chung. (Giữa các cặp kỹ năng thành phần còn lại cũng có tương quan dương nhưng ở mức tương quan yếu).

Bảng 3.4. Hệ số tương quan giữa các điểm kỹ năng thành phần

Loại tương quan Trị số Mức tương quan

Điểm kỹ năng lãnh đạo và điểm kỹ năng thể hiện các

vai trò không chính thức trong nhóm 0.480 Trung bình Điểm kỹ năng lãnh đạo và điểm kỹ năng sử dụng

nhóm để ra quyết định 0.612 Rất mạnh

Điểm kỹ năng thể hiện các vai trò không chính thức trong nhóm và điểm kỹ năng sử dụng nhóm để ra quyết định

0.364 Trung bình

3.1.4.2. Hệ số tương quan điểm nhị phân giữa điểm kỹ năng tương tác với các biến định tính *Các biến định tính -Phái tính Bảng 3.5. Phân bố tần số phái tính Tần số % Tần số tích luỹ % tích luỹ Nam 84 22.1 84 22.1 Nữ 296 77.9 380 100.0 Tổng cộng 380 100.0

Biểu đồ 3.1. Biểu diễn phân bố tần số phái tính

77.9%

22.1%

Nam Nữ

-Hệ đào tạo

Bảng 3.6. Phân bố tần số hệ đào tạo

Tần số % Tần số tích luỹ % tích luỹ

Chính quy 204 53.7 204 53.7

Không chính quy 176 46.3 380 100.0

Tổng cộng 380 100.0

Biểu đồ 3.2. Biểu diễn phân bố tần số hệ đào tạo -Kinh nghiệm làm việc -Kinh nghiệm làm việc

Biểu đồ 3.3. Biểu diễn phân bố tần số kinh nghiệm làm việc

46.3% 53.7% Chính quy Không chính quy 52% 48% Có kinh nghiệm Không kinh nghiệm

Bảng 3.7. Phân bố tần số kinh nghiệm làm việc

Tần số % Tần số tích luỹ % tích luỹ

Có kinh nghiệm 181 47.6 181 47.6

Không kinh nghiệm 199 52.4 380 100.0

Tổng cộng 380 100.0

*Hệ số tương quan điểm nhị phân giữa điểm kỹ năng tương tác với các biến định tính

Bảng 3.8. Hệ số tương quan điểm nhị phân giữa điểm kỹ năng tương tác với các

biến định tính

Loại tương quan Trị số Mức tương quan

Điểm kỹ năng tương tác với phái tính -0.11 Ngược, yếu Điểm kỹ năng tương tác với hệ đào tạo 0.165 Yếu Điểm kỹ năng tương tác với kinh nghiệm làm việc -0.165 Ngược, yếu

Mặc dù có tương quan ngược nhưng đây là các mức tương quan “không đáng kể hoặc do may rủi” [25, tr.81], hay là “tương quan yếu, hai yếu tố hiếm khi cùng xuất hiện bên nhau” [54, tr.A-9], nên không thể kết luận có mối liên quan nào giữa điểm số thể hiện trên bảng hỏi với các đặc điểm cá nhân nói trên. Giả thuyết “Không có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ thuần thục kỹ năng tương tác giữa nam và nữ” được khẳng định; Giả thiết “Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên hệ đào tạo chính quy và không chính quy, giữa sinh viên có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên và sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc với mức độ thuần thục kỹ năng tương tác cao hơn nghiêng về phía sinh viên không chính quy cũng như là sinh viên có kinh nghiệm làm việc” bị bác bỏ.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường đại học tiền giang (Trang 63 - 66)