Các mô hình dạy kỹ năng tổ chức trong giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường đại học tiền giang (Trang 29 - 33)

7 Cấu trúc nội dung Luận văn

1.2.3Các mô hình dạy kỹ năng tổ chức trong giáo dục đại học

Ở bậc đại học vấn đề này tiếp tục được giải quyết bằng một lối tư duy mang tính chiến lược. Không chỉ dạy kỹ năng tổ chức trong chương trình dạy học các môn học, các nhà giáo dục đại học nghiên cứu xác định vị trí của kỹ năng tổ chức trong chương trình giáo dục đại học cùng với các chiến lược huấn luyện hiệu quả.

Xuất phát là lý luận của Barnett (1994) cho rằng chương trình giáo dục đại học hiện đại được hình thành từ 2 trục giao nhau (Hình 1.1):

- Trục đứng được tạo thành bởi sự nối kết giữa một cực là các chương trình nghị sự bên trong cộng đồng học thuật và cực kia là các chương trình nghị sự bên ngoài của các nhóm xã hội rộng rãi

- Trục ngang được nối kết giữa một cực là các mục tiêu chung vượt quá sự liên quan đến một ngành học cụ thể và cực kia là các chương trình liên quan đến các kiến thức đã được phân biệt thành các ngành học cụ thể rõ ràng

học cụ thể, các kỹ năng chung cho nhiều ngành học, các kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt, và các kỹ năng cá nhân có thể chuyển giao, được mô tả bằng 4 hình chữ nhật a, b, c, d.

Hạn chế của mô hình này là không mô tả được các tri thức cơ bản có tính chất quy luật trong một ngành học cụ thể, không mô tả được mối liên quan giữa các lĩnh vực trên [32, tr.26-27].

Hình 1.1. Các kỹ năng trong giáo dục đại học [32, tr.27] (trích lại của Barnett, 1994) 1994)

Kế thừa lý luận của Barnett, nhóm nghiên cứu của N. Bennet, E. Dunne, và C. Carré đã phát triển một mô hình gồm 5 yếu tố đó là: Kiến thức ngành học, kỹ năng ngành học, nhận thức nơi làm việc, kinh nghiệm nơi làm việc, và các kỹ năng chung (Hình 1.2) .

- Hai yếu tố đỉnh của mô hình là kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng chuyên ngành, mặc dù có thể phân biệt nhưng chúng phụ thuộc vào nhau.

+ Kiến thức chuyên ngành: Các sự kiện, các khái niệm cơ bản, các quy a. Các kỹ năng

đặc biệt của một ngành học cụ thể

b. Các kỹ năng chung cho nhiều ngành học c. Các kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt d. Các kỹ năng cá nhân có thể chuyển giao Các mục tiêu chung Các ngành học cụ thể Thế giới nghề nghiệp Thế giới học thuật

luật đặc thù của ngành học.

+ Các kỹ năng chuyên ngành: Phương pháp nghiên cứu của ngành học, kỹ thuật đặc biệt, cách thức, thủ tục, thủ thuật.

Hình 1.2. Mô hình nguồn cung cấp chương trình [32, tr.28]

- Yếu tố trung tâm là các kỹ năng chung (kỹ năng tổ chức). Yếu tố trung tâm này có sự giao thoa với 4 yếu tố khác của mô hình, chẳng hạn như có một số kỹ năng chung cũng được xem là kỹ năng chuyên ngành của một ngành học nào đó, như kỹ năng giao tiếp trong ngành học ngoại ngữ. Chính sự giao thoa này cũng minh hoạ cho mối quan hệ giữa chúng.

- Hai yếu tố đáy của mô hình là nhận thức nơi làm việc và kinh nghiệm nơi làm việc.

+ Nhận thức nơi làm việc: Có thể được cung cấp bởi tình huống nơi làm việc được tạo ra trong môi trường học tập, các tình huống giả định, mô phỏng; hoặc môi trường học tập được làm theo nguyên mẫu của nơi làm việc, tạo cơ hội cho sinh viên áp dụng các kiến thức lý thuyết; hoặc thông qua các cuộc tiếp xúc với những người sử dụng lao động, các cuộc tham quan nơi làm việc.

+ Kinh nghiệm nơi làm việc: Là sự nếm trải có được thông qua tìm kiếm Kiến thức chuyên

ngành

Các kỹ năng chuyên ngành

Kinh nghiệm nơi làm việc Nhận thức nơi làm

việc

Các kỹ năng chung Các kỹ năng chung

trực tiếp tại nơi làm việc, do quá trình làm việc khi còn đang học; giúp sinh viên nhanh chóng thu thập được tri thức, kỹ năng chuyên ngành, kỹ năng chung, giúp sinh viên làm việc hiệu quả hơn khi tốt nghiệp.

Mô hình này đã khái quát được chương trình giáo dục đại học hiện đại. Sự kết nối giữa các yếu tố đã chỉ ra tiềm năng biến đổi linh hoạt của mô hình cho các mục tiêu chương trình khác nhau, các mối quan tâm khác nhau [32, tr.28-30].

Sự vận dụng linh hoạt mô hình trên trong thiết kế các học phần chuyên môn được N. Bennett, E. Dunnen, và C. Carré ghi nhận khi họ quan sát quá trình thực hiện một số học phần Văn học, Địa lý học, Tin học, … và phỏng vấn giáo sư và sinh viên ở 4 Đại học ở Anh quốc. Nhóm nghiên cứu này đã khái quát nên 6 mô hình của các chương trình mục tiêu giáo dục kỹ năng như sau (Hình 1.3.).

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6 Hình 1.3. Các mô hình chương trình mục tiêu giáo dục kỹ năng [32, tr.28]

- Mô hình 1: Là dạng chương trình chú trọng cung cấp các kiến thức và các kỹ năng chuyên ngành. Các kỹ năng chung có thể được sử dụng, được khuyến khích nhưng có tính chất thứ yếu, phụ, làm nền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mô hình 2: Mục đích của dạng chương trình này là phát triển kiến thức cơ bản chuyên ngành, qua đó sử dụng các kỹ năng chuyên ngành và các kỹ năng

chung. Các kỹ năng chuyên ngành và các kỹ năng chung được xem là quan trọng ngang nhau.

- Mô hình 3: Mục đích rõ ràng, dứt khoát, và được nhấn mạnh là sinh viên phải đạt được các kỹ năng chung mà các ngành học là phương tiện cho kỹ năng chung phát triển.

- Mô hình 4: Chú trọng lên việc phát triển kỹ năng chung có thể không hoàn toàn liên quan đến việc học tập chuyên ngành.

- Mô hình 5: Chú trọng đến kiến thức cơ bản chuyên ngành và sự ứng dụng của nó, đặc biệt là trong các môn học có tính chất nghề nghiệp. Cũng có một ít sự cung cấp về kỹ năng chung.

- Mô hình 6: Có sự nhấn mạnh về kỹ năng chung và sự gia tăng nhận thức về các yêu cầu, khó khăn thách thức của nơi làm việc. Bối cảnh phát triển kỹ năng và kinh nghiệm là môi trường làm việc thực. Sự chú trọng lên kiến thức và kỹ năng chuyên ngành sẽ được thay đổi tùy thuộc vào mục đích về kinh nghiệm [32, tr.50- 51].

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường đại học tiền giang (Trang 29 - 33)