7 Cấu trúc nội dung Luận văn
4.1 Khó khăn chung về kỹ năng tương tác của sinh viên
4.1. KHÓ KHĂN CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC CỦA SINH VIÊN VIÊN
Phân tích các khuynh hướng lựa chọn của giáo viên và sinh viên đã cho thấy một số điểm hạn chế về kỹ năng tương tác của sinh viên như:
- Phần lớn sinh viên không biết sắp xếp và tóm tắt thông tin khi nghe
Như đã phân tích ở chương 3, sinh viên bộc lộ nhiều hạn chế về kỹ năng nghe, đặc biệt là khả năng sắp xếp và tóm tắt thông tin khi nghe. Điều này gây ra quan ngại về kỹ năng đọc và khả năng tự học của sinh viên. Sinh viên cũng cho rằng giờ học trên lớp chiếm nhiều thời gian nên họ “Không có thời gian để đến Thư viện trường, tiếp xúc ít với giáo viên. Thời gian tự nghiên cứu chưa nhiều” (Phiếu số 70) (Phụ lục 8). - Tính khám phá, phát hiện vấn đề trong các cuộc thảo luận của sinh viên chưa tốt
Các giáo viên trả lời phỏng vấn cũng lưu ý rằng hiệu quả hoạt động hợp tác nhóm của sinh viên còn tuỳ thuộc vào kỹ năng thiết kế và tổ chức hoạt động của giáo viên. Thế nhưng, kỹ năng đó thực sự chưa hoàn hảo, sinh viên viết: “Sinh viên chưa thực sự hứng thú khi tham gia tương tác cùng nhau trong giờ học. Giáo viên còn chưa chú trọng việc sinh viên có thực hiện tốt các nhiệm vụ hay chưa” (Phiếu số 240) (Phụ lục 8). Những chi tiết này cho thấy quan ngại về kỹ năng nhận thức, kỹ năng học tập của sinh viên là có cơ sở. Như vậy, phân phối chương trình học tập chưa hợp lý, phương pháp dạy học chưa tích cực hoá hoạt động của người học có thể là một trở ngại cho sự phát triển kỹ năng sinh viên.
- Sinh viên ít phát biểu và chia sẻ trong nhóm thảo luận
Các phân tích ở chương 3 cũng cho thấy một đặc điểm chung là mặc dù sinh viên hầu như không thể hiện các hành vi tiêu cực nhưng cũng ít thể hiện các hành vi tích
cực. Tính tích cực yếu trong tương tác cũng được sinh viên đề cập nhiều trong các ý kiến trả lời câu hỏi mở:
“Sinh viên ngại trao đổi ý kiến” (Phiếu số 173) “Sinh viên còn thụ động nhiều” (Phiếu số 140)
“Sinh viên còn ngại việc, xa lạ với hình thức học nhóm” (Phiếu số 238) “Một số sinh viên không thích hợp tác cùng nhau” (Phiếu số 260) (Phụ lục 8). Phân tích các lựa chọn của sinh viên đối với các câu hỏi khảo sát kỹ năng sử dụng nhóm để ra quyết định đã cho thấy sinh viên thể hiện sự hài lòng về mối quan hệ tương tác trong nhóm mình hơn là kết quả cuộc thảo luận của nhóm. Điều này có thể do tập quán tôn trọng hòa khí, ngại va chạm trong giao tiếp, nhưng cũng còn có lý do khác nữa. Các giáo viên khi trả lời phỏng vấn cho biết là mặc dù có hướng dẫn nhưng họ không đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên. Sinh viên không bị ràng buộc trong vấn đề đánh giá và không cảm thấy cần thiết phải hợp tác, không nhận thức được sự cần thiết phải khai thác sức mạnh hợp tác của nhóm. Nhận thức và động cơ không đầy đủ đã không tạo nên được thái độ tích cực rèn luyện các kỹ năng làm việc trong nhóm ở sinh viên.
- Thái độ hợp tác chưa phải là lựa chọn thường xuyên của sinh viên trong giải quyết xung đột
Sự lúng túng và thiếu tự tin trong thương lượng để giải quyết xung đột, thái độ không sẵn sàng lựa chọn cách thức hợp tác có thể xuất phát từ sự thiếu tin tưởng rằng mình sẽ nhận được sự giúp đỡ cần thiết. Có 20% sinh viên không bao giờ nhờ bạn bè giải quyết rắc rối (Bảng 3.13). Sinh viên viết trong phần trả lời câu hỏi mở: “Sinh viên không cởi mở với nhau nên không biết mình đã làm đúng hay sai” (Phiếu số 330) Các chi tiết đó đã phản ánh thái độ sống khá kín đáo và dè dặt của sinh viên. Thái độ này không hẳn là cân bằng và có lợi về mặt tinh thần- nhất là đối với lứa tuổi thanh niên - mà đây có thể là một sự “trói buộc” về tâm lý, có thể là một trở ngại không nhỏ cho sự phát triển kỹ năng. Nhiều sinh viên nhìn nhận là họ cảm thấy khó khăn trong giao tiếp:
321)
“Còn nhiều sinh viên nhút nhát chưa phát huy được kỹ năng” (Phiếu số 222) “Chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động, chưa ý thức được việc rèn luyện các kỹ năng tương tác là quan trọng” (Phiếu số 267) (Phụ lục 8).
Theo phân tích ở chương 3 thì vai trò của nhóm kỹ năng lãnh đạo là quan trọng, việc rèn luyện kỹ năng tương tác cần tập trung vào việc thực hiện tốt các hành vi thể hiện tiềm năng lãnh đạo. Mấu chốt của các hành vi này là khả năng nhạy cảm với các nhu cầu của người khác, thái độ tham gia đóng góp ý tưởng, công sức cho công việc chung, và có quan tâm đến tính chính xác trong giao tiếp. Những yêu cầu này cũng đồng nghĩa là sinh viên cần phải có thái độ cởi mở, quan tâm và chia sẻ nhiều hơn, hướng ngoại nhiều hơn để trở thành những người sẵn sàng thích ứng với tổ chức. Nhưng trên thực tế thì trong nhóm sinh viên không khí phòng vệ chiếm ưu thế hơn là không khí hỗ trợ.
Làm thế nào để vượt qua những rào cản do những bất cập về chương trình học tập và phương pháp giảng dạy, hay là những rào cản về tâm lý? Những rào cản này do đâu mà có?