7 Cấu trúc nội dung Luận văn
4.3 Phương hướng giải pháp cơ bản là xây dựng chương trình phù
CHƯƠNG TRÌNH PHÙ HỢP
Trong chương 1 chúng tôi đã đề cập đến vấn đề các trường đại học cần tuyên bố sứ mạng của mình (Mục 1.2.4). Một khi trường đại học đã xác định sứ mạng, mục đích và mục tiêu của mình thì mục tiêu của nhà trường sẽ là sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục, đồng thời phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo, khả năng thực tế của nhà trường, và nguyện vọng của người học. Mục tiêu đào tạo của nhà trường sẽ là kim chỉ nam cho công tác xây dựng chương trình của nhà trường. Để giúp phát triển kỹ năng tổ chức của sinh viên, các kỹ năng này phải được làm nổi bật lên trong chương trình dạy học của từng học phần kiến thức chuyên môn, cũng như là mọi hoạt động khác trong suốt khoá học. Theo Nguyễn Hữu Chí (2004), nhà trường cần sử dụng quyền tự chủ của cơ quan giáo dục địa phương để cụ thể hoá chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhằm xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp cho từng lớp cụ thể. Xu hướng chung của chương trình hiện đại là chuyển từ “tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào năng lực”. Vì thế, việc xây dựng chương trình cần: “chú trọng đến việc phát
triển năng lực, kỹ năng sống của sinh viên trong khi thời lượng học tập ở nhà trường không tăng, đòi hỏi nhà trường phải giảm thời lượng dành cho việc truyền thụ kiến thức; tăng thời gian để sinh viên hoạt động tự lực sáng tạo”, “lựa chọn một cách hợp lý số lượng các chủ đề học tập, tránh quá tải về kiến thức, dành đủ thời gian cho các loại hoạt động của người học nhằm rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ” [7, tr.28- 29]. Ưu tiên về thời gian, phương tiện, điều kiện cho việc thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động thúc đẩy phát triển kỹ năng tổ chức, theo một chiến lược cụ thể và có đánh giá kết quả rèn luyện, đồng thời tinh giản phần cung cấp thông tin, đó là những điều cốt lõi của giải pháp. Bên cạnh các chiến lược phát triển, các nhà quản lý còn cần phải quan tâm hoạch định các chính sách hợp lý có khả năng điều chỉnh hành vi của giáo viên, để thúc đẩy sự cam kết tự nguyện của giáo viên. Những phân tích của chúng tôi trong chương 3 và chương 4 sẽ được trình bày tóm tắt trong phần Kết luận của Luận văn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ