Xây dựng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường đại học tiền giang (Trang 55 - 57)

7 Cấu trúc nội dung Luận văn

2.2.2 Xây dựng bảng hỏi

Chúng tôi tham khảo các công cụ sau đây:

- Công cụ đánh giá kỹ năng nghe tích cực S. L. McShane [48, tr.262-264] được biên soạn để giúp cá nhân tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình trong các khía cạnh khác nhau của việc nghe tích cực, đó là: không ngắt lời, duy trì sự chú ý, trì hoãn sự đánh giá, sắp xếp thông tin, biểu lộ sự chú ý. Công cụ này bao gồm 15 câu, mỗi đặc điểm nói trên được khảo sát bởi 3 câu. Chúng tôi chọn lấy 10 câu để khảo sát kỹ năng nghe trong bảng hỏi sinh viên, mỗi đặc điểm được khảo sát bởi 2 câu.

- Công cụ khảo sát vai trò không chính thức của cá nhân trong thảo luận nhóm [43, tr.69-71] (Cải biên từ Benne và Sheats, 1948). Công cụ này bao gồm 12 câu khảo sát các hành vi thể hiện các vai trò có lợi cho hiệu suất của nhóm, 7 câu khảo sát các hành vi có lợi cho sự cố kết của nhóm, 16 câu khảo sát các hành vi thể hiện vai trò cá nhân làm giảm hiệu suất và sự cố kết của nhóm. Chúng tôi chọn 5 câu thuộc nhóm 1, 4 câu thuộc nhóm 2, và 4 câu thuộc nhóm 3 để làm thành 13 câu hỏi đánh giá kỹ năng thể hiện các vai trò không chính thức trong nhóm.

- Công cụ đánh giá kỹ năng sử dụng nhóm để ra quyết định [43, tr.242-243] (trích lại của Gouran, Brown, và Henry, 1978). Công cụ này bao gồm 17 câu nhằm

thiết kế để đánh giá sự hài lòng của cá nhân đối với quá trình ra quyết định của nhóm sau khi tham gia vào quá trình đó. Chúng tôi sử dụng 6 câu để khảo sát sự hài lòng của cá nhân đối với kết quả cuộc thảo luận của nhóm và 5 câu để khảo sát sự hài lòng của cá nhân đối với sự tương tác trong nội bộ nhóm.

- Công cụ đánh giá tiềm năng lãnh đạo của J. Keyton [43, tr.284]. Chúng tôi sử dụng 11 câu trong tổng số 15 câu của công cụ này.

- Công cụ khảo sát cách thức giải quyết xung đột [43, tr.328] (trích lại của Jarboe và Witteman, 1996). Chúng tôi sử dụng tất cả 16 câu của công cụ này.

Đối với tất cả các công cụ nói trên, chúng tôi chỉ chọn sử dụng nội dung các câu hỏi và thay đổi thang thái độ lựa chọn. Công cụ của S. L. McShane sử dụng thang thái độ 4 bậc là Không, Ít thôi, Cũng có, Rất nhiều (Not at all, A little, Somewhat, Very much). Công cụ do J. Keyton cải biên từ Benne và Sheats có thang thái độ 5 bậc là

Không bao giờ, Hiếm khi, Thỉnh thoảng, Thường xuyên, Luôn luôn. Công cụ của Jarboe và Witteman có thang thái độ 5 bậc là Không bao giờ, Hầu như không, Không chắc, Đôi khi, Luôn luôn (Not likely at all, Not very likely, Unsure, Somewhat likely, Very likely). Chúng tôi chỉ sử dụng một thang thái độ 4 bậc là

Luôn luôn, Thường xuyên, Thỉnh thoảng, Không bao giờ đối với tất cả các câu hỏi được rút ra từ các công cụ này. Công cụ đánh giá tiềm năng lãnh đạo của J. Keyton sử dụng thang thái độ có 4 bậc là Không có kỹ năng hay động cơ, Kỹ năng hoặc

động cơ yếu, Kỹ năng hoặc động cơ đầy đủ, Kỹ năng hoặc động cơ mạnh. Công cụ của Gouran, Brown, và Henry sử dụng một thang thái độ 7 bậc với 2 cực đối lập nhau thay đổi theo nội dung từng câu hỏi, chẳng hạn như Hiệu quả, Không hiệu quả

hay là Hài lòng, Không hài lòng. Chúng tôi sử dụng thang đo lường có 4 bậc Mức

độ tốt, Mức độ khá, Mức độ trung bình, Mức độ yếu cho các câu hỏi rút ra từ 2 công cụ này. Cách làm này có thể chưa phải là tốt nhất nhưng giúp làm giảm đi tính phức tạp của bảng hỏi trong điều kiện không thể tiến hành khảo sát nhiều lần. Kết quả khảo sát sẽ được chúng tôi trình bày trong chương 3 và tiếp tục phân tích sâu hơn trong chương 4.

Chương 3. KT QU KHO SÁT

Chương này trình bày kết quả tiến hành các phương pháp điều tra và xử lý số liệu khảo sát kỹ năng tương tác của sinh viên, nhận định của giáo viên về kỹ năng tương tác của sinh viên, và thái độ của giáo viên đối với vấn đề dạy kỹ năng tương tác cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường đại học tiền giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)