7 Cấu trúc nội dung Luận văn
3.3 kiến sinh viên
Trong bảng hỏi sinh viên có 2 câu hỏi mở:
- Các hoạt động học tập các môn học trong giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể, hoạt động thực tế, thực tập sư phạm ở nhà trường hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu rèn luyện phát triển kỹ năng tương tác của sinh viên hay chưa? Tại sao?
- Sinh viên gặp khó khăn gì trong việc rèn luyện kỹ năng tương tác? Nên thay đổi điều gì trong quá trình đào tạo để kỹ năng tương tác của sinh viên được nâng cao hơn?
Có 176 sinh viên được ghi nhận ý kiến trả lời 2 câu hỏi này (các sinh viên còn lại hoặc là không trả lời, hoặc cho rằng “nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu của sinh viên” và “không gặp khó khăn”, hoặc cho rằng “chưa đáp ứng được” nhưng diễn đạt không rõ ý “tại sao” và “nên thay đổi điều gì”). Tổng hợp các ý kiến của sinh viên tập trung vào các vấn đề sau:
- Có 28 ý kiến sinh viên cho rằng cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên ngành, và 01 ý kiến về giờ giấc phục vụ của Thiết bị, Thư viện.
- Có 19 ý kiến về thái độ, trách nhiệm, và phương pháp của giáo viên.
- Có 63 ý kiến về chương trình đào tạo, sắp xếp điều phối chương trình, thi cử và đánh giá.
- Có 50 ý kiến về việc tổ chức các họat động ngoài giờ lên lớp.
- Có 100 ý kiến sinh viên nêu các khó khăn trong rèn luyện kỹ năng tương tác, đó là khó khăn về tâm lý (không tự tin,…), khó khăn về phương pháp (không biết cách,…), khó khăn về điều kiện (không có cơ hội,…).
Từ các ý kiến của sinh viên nổi lên một vấn đề là: sau khi được hỏi, các sinh viên nhận ra rằng kỹ năng tương tác là một thứ mà họ cần và chưa được nhà trường trang bị đầy đủ. Sinh viên cũng cho rằng chương trình đào tạo và cách thức thực hiện chương trình như nhà trường đang làm là không hiệu quả đối với vấn đề giúp sinh viên phát triển kỹ năng tương tác. Vấn đề này chưa dành được một thứ tự ưu tiên nào để được đầu tư về nguồn lực con người, thời gian. Sinh viên cũng không ý thức được là có một sự cam kết quán triệt nào giữa sinh viên và nhà trường về mục tiêu rèn luyện kỹ năng tương tác trong hoạt động dạy học và các hoạt động khác. Các ý kiến của sinh viên cũng cho thấy là các giáo viên cũng chưa thể hiện kỹ năng tổ chức của mình để giúp nhà trường phát triển, và nhà trường hiện tại vẫn còn khác nhiều lắm với một nhà trường hiệu quả (Phụ lục 2). Các giải pháp chủ yếu mà sinh viên đề nghị là tăng cường đối thoại và giao lưu, tăng cường hoạt động thực tập thực tế (Phụ lục 8).