7 Cấu trúc nội dung Luận văn
1.3.2 Nghiên cứu của N Bennett, E Dunne, và C Carré
1.3.2.1. Cách thức nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu này tiến hành khảo sát trên nhiều mẫu độc lập. Mẫu giáo dục đại học gồm 32 giáo sư và sinh viên của họ trong 16 khoa thuộc 4 Viện Đại học tại Anh quốc. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trên nhóm đối tượng khảo sát này bao gồm sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát, và nghiên cứu tài liệu chương trình. Bảng hỏi và phỏng vấn các giáo sư nhằm mục tiêu tìm hiểu về: niềm tin về mục tiêu của giáo dục đại học, quan điểm về sự thay đổi cấu trúc của chương trình và về vấn đề đánh giá, nhận thức về việc dạy và việc học, vấn đề kỹ năng chủ chốt và sự phát triển sự nghiệp, thái độ đối với cải cách. Bảng hỏi và phỏng vấn sinh viên nhằm khảo sát về: nhận thức của họ về các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu, nhu cầu và động cơ rèn luyện, cảm nhận chung về việc dạy và học. Nhóm nghiên cứu này còn thực hiện các cuộc quan sát quá trình thực hiện một số học phần, phân tích chương trình và giáo trình, các đơn vị cấu trúc độc lập của bài giảng (module
literature) nhằm phản ánh về kế hoạch chương trình và quá trình thực hiện việc dạy kỹ năng.
Mẫu của giới sử dụng lao động gồm các giám đốc nhân sự hoặc tương đương của 24 công ty đa quốc gia và công ty quốc gia lớn được chọn bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Phỏng vấn đối tượng khảo sát này về các vấn đề: tiến trình tuyển dụng, nguồn huấn luyện về kỹ năng và về môi trường văn hóa cho các nhân viên mới gia nhập tổ chức.
Mẫu các nhân viên mới tốt nghiệp từ trường đại học chọn 24 cựu sinh viên làm việc cho một tập hợp các công ty lớn, vừa, và nhỏ. Phỏng vấn những người này về các vấn đề: cơ hội và hoàn cảnh để vận dụng các kỹ năng đã có, các kiểu huấn luyện họ nhận được và tính hữu ích, và cảm nhận chung của họ về giá trị và khả năng vận dụng các kỹ năng mà họ đã đạt được trong giai đoạn học đại học.
Ngoài ra, họ còn quan sát hai chương trình huấn luyện kỹ năng là STEP và BP. Sinh viên tham gia các chương trình này tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 8 tuần nghỉ hè với một sự chú trọng đặc biệt lên việc phát triển kỹ năng chung (chương trình BP chú trọng hơn về kỹ năng phát triển nhóm). Một số sinh viên tham gia các chương trình này được phỏng vấn về năng lực nào đã được phát triển về cơ bản, cảm nhận về tác động của chương trình. Trong số này có những sinh viên được tiếp tục thể nghiệm và thử thách về năng lực mới được phát triển [32, tr.24-26].
1.3.2.2. Một vài ghi nhận về kết quả nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu khẳng định kết quả phát triển kỹ năng tổ chức của sinh viên phụ thuộc chủ yếu vào hành vi, thái độ, và niềm tin của các giáo sưđại học, vào sự thay đổi ở cách nghĩ, cách làm của họ, vào sự hình thành một mối liên hệ rõ ràng giữa niềm tin và cách thức làm việc của họ để các tuyên bố sứ mạng của nhà trường trở thành các kế hoạch chiến lược trong các chương trình phát triển kỹ năng [32, tr.168-172]. Họ cũng bày tỏ sự quan ngại trong cách đánh giá kỹ năng. Họ cho biết quan điểm của sinh viên rất rõ ràng là rất xem trọng vấn đề đánh giá, đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với động cơ của họ. Thế thì khi nào vấn đề rèn luyện kỹ năng
còn không được đánh giá thì sinh viên vẫn ít nhận thức về kỹ năng, ít tìm hiểu hay bàn luận về kỹ năng, hoặc ít quan tâm đến kỹ năng trong lời nói, trang viết, hành vi cử chỉ của mình [32, tr.166]. Các cựu sinh viên thì nói nhiều đến kỹ năng thường được sử dụng trong môi trường làm việc đó là kỹ năng giao tiếp, bao gồm cả tán gẫu hay phỏng vấn, tiếp điện thoại, với khách hàng hay với đồng nghiệp, quản trị hay thương lượng, làm việc nhóm hay giải quyết vấn đề [32, tr.162]. Kết quả thành công nhất của nhóm nghiên cứu này là mô hình nguồn cung cấp chương trình phát triển kỹ năng chung “có cơ sở thực nghiệm, được xây dựng như là một công cụ đột phá, linh hoạt, có tiềm năng sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau, nhiều bối cảnh khác nhau, và bởi nhiều con người khác nhau” [32, tr.165] và bảng 4 kỹ năng quản trị- chính mình, người khác, thông tin, và công việc (Phụ lục 1), “mà hiệu quả sử dụng của nó được thừa nhận bởi nhóm các giáo sư đại học, sinh viên, các nhân viên đã tốt nghiệp đại học, những người quản lý, sử dụng lao động” [32, tr.165]. Có thể khẳng định một số đóng góp của công trình này như sau:
- Đã phản ánh một cách khái quát nhận thức của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở các nước công nghiệp hàng đầu về nhu cầu của xã hội về người lao động có kỹ năng.
- Đã phản ánh khá toàn diện và rõ nét về tình hình dạy kỹ năng tổ chức cho sinh viên đại học ở Anh quốc.
- Đã góp phần giải quyết các tồn tại của vấn đề hiệu quả dạy kỹ năng tổ chức còn thấp bằng cách nghĩ mới và cách làm sáng tạo: Mục tiêu phát triển kỹ năng làm việc của sinh viên cần được nhấn mạnh mà tầm quan trọng còn hơn cả tri thức và kỹ năng chuyên ngành; Việc dạy kỹ năng tổ chức có thể được tiến hành bằng một kế hoạch chiến lược thực hiện tách khỏi các học phần dạy tri thức chuyên ngành, trong môi trường tổ chức thực tế và có đánh giá.