Các loại thụ thể trên bề mặt tế bào (receptor) 3 3-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 34 - 35)

Về thực chất, receptor chính là những vị trí đặc biệt phân bố trên bề mặt tế bào, có chức năng nhận diện và gắn kết với các đối tượng thích hợp. Các đối tượng được gắn trên receptor được gọi là các vật thể gắn. Người ta đã tìm thấy trên bề mặt của tế bào động vật có tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các điểm cụ thể. Chúng bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có khả năng tiếp nhận đặc hiệu đối với một vật thể gắn tương ứng. Vật thể gắn có thể là các tế bào sống, các hợp chất hòa tan hoặc các vật thể rắn. Thành phần cấu trúc của các receptor thường là protein hay phức hợp glycoprotein. Những phân tử này thường có đầu để lộ ra

trên bề mặt màng chứa các nhóm -NH2 hoặc -COOH. Nhờ cấu trúc

bậc ba tạo nên hoạt tính sinh học đặc hiệu, các phân tử receptor có khả năng nhận biết các đối tượng mà chúng tiếp xúc, phân biệt "vật thể quen" và "vật thể lạ". Như vậy, các vật thể gắn luôn được nhận và giao đúng địa chỉ. Ví dụ, trên bề mặt của các tế bào có chức năng miễn dịch ở người và động vật thường có các điểm thụ thể giúp nhận diện các mầm bệnh đang có mưu đồ gây nhiễm, nhờ vậy, chúng có được các phản ứng kịp thời để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, cũng cần kể đến một số trường hợp ở một số tế bào có chứa một số receptor bất lợi, có thể tiếp nhận các mầm bệnh, cho phép chúng gắn chặt lên đó rồi từ từ thâm nhập vào tế bào. Vào đến nội bào, các mầm bệnh bắt đầu nhân lên và làm tổn thương tế bào chủ, dẫn đến tình trạng bệnh lý. Một trong những ví dụ về receptor loại này là trường hợp tế bào lympho T4 bị gây nhiễm bởi virus HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người). Hậu qủa nghiêm trọng của nó là có thể làm cho ký chủ bị bệnh AIDS.

Có nhiều loại thụ thể thực hiện việc nhận biết thông tin theo nhiều cơ chế khác nhau. Dưới đây là một vài cơ chế có tầm quan trọng đáng kể đối với hoạt động sống của con người.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)