Đánh giá chung về học thuyết tiến hóa Lamark 13 9-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 140)

10 1-

5.2.2 Đánh giá chung về học thuyết tiến hóa Lamark 13 9-

Lamark là người đầu tiên không chỉ nêu ra các bằng chứng riêng rẽ về tiến hóa mà còn đã khái quát hóa chúng thành một học thuyết tiến hóa mang tên ông. Cống hiến quan trọng nhất của Lamark là ông đã chứng minh rằng giới sinh vật, kể cả loài người, là sản phẩm của một quá trình tiến hóa lâu dài, từ đơn giản đến phức tạp. Tất cả các biến đổi trong thế giới vô cơ và hữu cơ đều diễn ra theo các quy luật tự nhiên của nó. Ngoài ra Lamark cũng đã nhấn mạnh vai trò của điều kiện ngoại cảnh cùng với cơ chế tác dụng của nó trong việc hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

Quan điểm của Lamark về nguồn gốc loài người là quan

điểm duy vật. Loài người không phải là sản phẩm và mục đích của "Đấng sáng tạo" mà có nguồn gốc từ người vượn cổ. Chính điều kiện sống đã biến đổi loài "bốn chi", phân hóa thành loài người có hai chân và hai tay. Tổ tiên loài người là động vật sống thành xã hội và đời sống tập thể đã làm phát sinh ra tiếng nói. Sau này Darwin đã kế thừa các quan điểm của Lamark trong học thuyết tiến hóa của mình.

Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ, học thuyết tiến hóa của Lamark còn có nhiều thiếu sót. Thứ nhất, ông đã dùng khuynh hướng tiệm tiến để giải thích sự tiến hóa của sinh giới từ đơn giản đến phức tạp, dùng sự "cố gắng nội tại bên trong" của sinh vật để giải thích sự hình thành các cơ quan mới ở sinh vật. Đây là một quan điểm duy tâm. Thứ hai, Lamark đã đánh giá qúa cao vai trò của điều kiện ngoại cảnh và chưa giải thích đúng đắn cơ chế tác dụng của ngoại cảnh. Việc giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật trên quan điểm "di truyền tập nhiễm" là không đúng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)