dịch.
Khi có một mầm bệnh là vi khuẩn, virus, vi nấm hay ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể với ý đồ gây bệnh, chúng lập tức bị chống trả bởi các hàng rào bảo vệ của cơ thể. Hiện tượng đó được gọi là sự đáp ứng miễn dịch" (ĐƯMD). Các mầm bệnh được gọi là các kháng nguyên (KN). Các tế bào tham gia vào quá trình ĐƯMD được gọi là các tế bào “có thẩm quyền miễn dịch” hay “có chức năng miễn dịch”.
Trong ba hàng rào bảo vệ cơ thể thì hàng rào thứ ba (cuối cùng) được gọi là hàng rào miễn dịch đặc hiệu . Đây là hệ thống miễn dịch quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong cơ chế chống bệnh nhiễm khuẩn. Tham gia vào hệ thống ĐƯMD đặc hiệu có 3 nhóm tế bào: 1/ các đại thực bào (ĐTB), 2/ các tế bào lympho T (LyP.T) và 3/ các tế bào lympho B (LyP.B).
Trên bề mặt của các tế bào trên đều có chứa các receptor giúp nó nhận dạng các KN gây bệnh. Các ĐTB có khả năng nhận dạng trực tiếp và tiến hành phân loại khángnguyên ngay khi KN vừa thâm nhập vào cơ thể. Còn các tế bào LyP,B và LyP.T thì phải nhờ vào sự thông báo của ĐTB. Do vậy chúng cần trải qua một giai đoạn huấn luyện và biệt hóa tại các cơ quan chức năng. Có thể hình dung sơ bộ diễn biến của một qúa trình nhận biết thông tin miễn dịch như sau:
Thoạt đầu, khi KN vừa xâm nhập, các bạch cầu sẽ kéo đến vị trí bị nhiễm, lưu giữ KN tại đó, tạo nên một ổ viêm tại chỗ. Tiếp đó, các ĐTB lưu động sẽ kéo đến ổ viêm, bắt vây và nuốt KN theo cơ chế thực bào. Khi tiến hành thực bào, đồng thời các ĐTB đã nhận diện và phân loại KN.Tiếp theo, các ĐTB trình diện những thông tin KN này với các cơ quan huấn luyện của các tế bào lymphoT và lympho B. (Cơ quan huấn luyện của các tế bào lympho T là tuyến thymus; cơ quan huấn luyện của lympho T là túi Bursa fabrisius ở chim hoặc một cơ quan tương ứng ở người và động vật có vú).
Nhận được thông tin này, các cơ quan huấn luyện sẽ sản sinh ra một loạt tế bào LyP.B và LyP.T mà trên bề mặt của chúng đã có chứa sẵn các receptor dành cho loại KN đang có mặt. Chúng là những dòng tế bào đã được biệt hóa trong chức phận miễn dịch đặc hiệu. Cụ thể là các tế bào LyP.B sẽ sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, có tác dụng bất hoạt KN (tức làm cho KN mất khả năng gây bệnh), trong khi đó các tế bào LyP.T sẽ sản xuất ra các chất hoà tan mang tên là các lymphokyl. Những lymphokyl này sẽ hoạt hóa
ĐTB, giúp cho các ĐTB vây bắt và xử lý KN triệt để hơn, rồi cuối cùng là đào thải các KN đã được xử lý ra khỏi cơ thể.
Như vậy, thông qua hệ thống các receptor mà thông tin miễn dịch được nhận biết rồi được truyền qua sự hợp tác giữa các tế bào cùng có chức năng miễn dịch. Nhờ vậy cơ thể đã tạo ra được các yếu tố chống trả lại sự gây nhiễm bởi các mầm bệnh đang tấn công.
Do khuôn khổ hạn chế của giáo trình này, nên chúng ta chưa có điều kiện đi sâu hơn vào các cơ chế ĐƯMD. Vấn đề này lại sẽ được đề cập tới một cách sâu sắc hơn trong các giáo trình khác dành riêng cho các sinh viên ngành sinh học.
1.5.3. Nhận biết thông tin về mùi hương ở các tế bào thần kinh.
Trong đời sống hằng ngày vẫn thường thấy mỗi khi đứng gần một sản phẩm có mùi thơm nào đó thì lập tức chúng ta dễ dàng nhận biết ra loại hương đặc trưng của nó. Các loại chất gây mùi thơm được gọi là hương liệu. Vậy bằng cách nào mà các tế bào thần kinh cảm nhận được mùi hương?
Có hai quan điểm khác nhau về sự tạo mùi thơm của hương liệu, do vậy cũng có hai cách lý giải khác nhau về sự tiếp nhận thông tin mùi hương của các tế bào thần kinh khứu giác. Tuy vậy, điều quan trọng là cả hai trường phái này đều đề cập đến vai trò của các receptor trên bề mặt của các tế bào thần kinh. Có thể tóm tắt hai cơ chế này như sau:
* Theo quan điểm hóa học, mùi hương được đặc trưng bởi sự có mặt của các nguyên tử mang mùi và cấu hình không gian của các phân tử chứa các nhóm nguyên tử mang mùi ấy.
+ Có 3 nhóm nguyên tử mang mùi thường gặp là: -C-R, -C-OH và -C-(CH3)3.
+ Có 7 mùi sơ cấp được quy định bởi 7 biểu. Hình dạng không gian của các phân tử mang mùi bao gồm:
- Mùi long não: các phân tử thường có dạng hình cầu; - Mùi xạ hương: các phân tử có dạng hình đĩa;
- Mùi nước hoa: các phân tử có dạng hình đĩa có đuôi; - Mùi eter: các phân tử có dạng hình gậy;
(Ngoài ra, còn có 3 mùi nữa là mùi bạc hà, mùi cay và mùi thối).
Trên bề mặt của tế bào thần kinh khứu giác có chứa các receptor mà kích thước và cấu hình không gian của chúng tương ứng với kích thước và hình dạng của các phân tử mang mùi. Khi
các phân tử mang mùi tỏa hương, nó sẽ tiếp xúc với các receptor như chìa khóa được tra đúng vào ổ khóa. Các tế bào thần kinh khứu giác sau khi nhận được thông tin về mùi sẽ truyền những kích thich này lên não bộ. Tại đây, trung ương thần kinh sẽ thực hiện việc đánh giá, phân tích bản chất và cường độ mùi.
* Theo quan điểm vật lý , nguyên nhân tạo ra mùi hương là do các phân tử mang mùi có khả năng phát sóng điện từ dưới dạng các tia hồng ngoại. Mỗi phân tử mang mùi có một phổ phát sóng riêng, chúng hoạt động như một máy phát sóng liên tục. Các tế bào thần kinh hoạt động như những máy thu sóng hồng ngoại. Mỗi loại receptor có khả năng thu sóng ở những khoảng bước sóng xác định. Nhờ vậy, chúng nhận biết được từng loại mùi hương riêng biệt.
Cần chú ý là những dẫn liệu về cả hai giả thuyết trên đây vẫn còn đang được tranh cải. Có lẻ sau một thời gian ngắn nữa chúng ta sẽ có được những thông tin chắc chắn hơn về vấn đề này.