10 1-
4.6.1. Xác định giới tính theo thể nhiễm sắc 12 7-
Vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, nhờ những dẫn liệu trong nghiên cứu tế bào học, người ta đã xác minh được sự khác biệt về giới tính được biểu hiện qua hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể: Trong mỗi tế bào chỉ có 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính, trong đó có 1 giới mang cặp nhiễm sắc thể XX được gọi là giới đồng giao. Giới kia mang cặp nhiễm sắc thể XY được gọi là giới dị giao.
Morgan và các cộng sự cũng đã phát hiện thấy trong 4 cặp nhiễm sắc thể ở ruồi dấm có 1 cặp xác định giới tính, trong đó cặp XX biểu hiện cho giống cái, cặp XY biểu hiện cho giống đực.
Ngày nay sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính qua nhiễm sắc thể đã khá đầy đủ và sâu sắc. Ngươì ta đã biết rằng trong sinh giới có 3 nhóm sinh vật với 3 kiểu xác định giới tính khác nhau như sau:
Nhóm thứ nhất: chiếm số lượng cao nhất; gồm người, động vật có vú và hầu hết các sinh vật khác, trong đó có cả ruồi dấm. Nhóm này biểu hiện giới tính theo kiểu Lygaeus, tức là :
Giống cái (Ε) mang cặp nhiễm sắc thể XX, thuộc giới đồng
giao.
Giống đực (Γ) mang cặp nhiễm sắc thể XY, thuộc giới dị
giao.
Nhóm thứ 2 : gồm bướm, chim, cá... giới tính được biểu hiện ngược lại, nghĩa là con đực mang cặp XX (đồng giao) và con cái mang cặp XY (dị giao).
Nhóm thứ 3 : Chỉ bao gồm một vài loài sâu bọ, giới tính được biểu hiện theo kiểu Protenor, tức là con cái mang cặp nhiễm sắc thể XX con đưc mang cặp nhiễm sắc thễ XO.
Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng sự xác định giới tính trong các hợp tử được tạo thành sau thụ tinh phụ thuộc vào sự phân ly của các nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân và vào sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử khi kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
Ở giới đồng giao khi phân ly để tạo giao tử thì chỉ luôn luôn cho 1 loại giao tử là X, trong khi đó ở giới dị giao (XY hay XO) khi phân ly để tạo giao tử thì sẽ cho ra 2 loại giao tử ( X và Y hay X và O) với xác suất là 50 % cho mỗi loại. Vì thế khi giao tử kết hợp theo từng cặp thì tỷ lệ tạo thành các hợp tử mang
giới tính Ε và Γ cũng luôn luôn bằng 50 % (hay xấp xỉ với tỷ lệ
này).
Tất nhiên trong trường hợp có sự rối loạn trong phân ly
nhiễm sắc thể thì sự xác định giới tính sẽ rối loạn theo, chắc chắn sẽ dẫn đến những sai lệch mang tính bệnh lý trong những trường hợp bất bình thường này.
Cơ chế di truyền giới tính bình thường theo tỷ lệ 1:1 có thể được minh họa qua sơ đồ lai sau đây:
+ Sơ đồ 1: Sự xác định giới tính ở ruồi dấm và người.
P: Ε(XX) x Γ (XY)
Gp: X X, Y
F1 : XX (50%Ε) : XY (50%Γ)
+ Sơ đồ 2: Sự xác định giới tính ở sâu bọ.
P: Ε(XX) x Γ (X0) Gp: X X, 0
F1 : XX (50%Ε) : X0 (50%Γ)