Những quan điểm tiến hóa của Lamark 13 6-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 137 - 140)

10 1-

5.2.1. Những quan điểm tiến hóa của Lamark 13 6-

Là một người theo trường phái triết học tự nhiên thần luận, Lamark cho rằng trong thiên nhiên mọi sự vật và hiện tượng đều phát triển theo các quy luật tự nhiên của nó. Các quy luật này đã được thiết lập từ khi Chúa sáng tạo ra thế giới. Lamark chống lại các quan điểm của Sinh lực luận (vitalism) về sự tồn tại của các "lực sống" kích thích sự vận động của thế giới hữu cơ. Ông cũng phê phán các tác giả của thuyết Thang sinh vật vốn đồng nhất hóa thế giới hữu sinh và thế giới vô sinh. Để giải thích sự vận động và biến đổi không ngừng của thế giới sinh vật, Lamark đã dựa vào giả thuyết Fluide rất phổ biến ở thế kỷ XVIII. Fluide là các phần tử nhỏ bé trong thiên nhiên có khả năng chuyển từ vật thể này sang vật thể khác. Mọi hiện tượng trong thiên nhiên đều do các fluide gây ra: hiện tượng nhiệt do fluide nhiệt, các hiện tượng điện, từ cũng đều do các fluide tương ứng. Theo Lamark, "lực lượng đặc biệt" kích thích hoạt động sống, gây ra các biến đổi của sinh vật chính là các fluide từ môi trường thâm nhập vào cơ thể. Lamark viết:"Thiên nhiên đã sử dụng nhiệt, ánh sáng, độ ẩm tạo nên sự sống tùy ý và trực tiếp..."

Bàn về bản chất của sự sống, lamark còn cho chúng ta biết một đặc tính quan trọng của cơ thể sinh vật là phân hủy và tái tạo, đồng thời ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của dinh dưỡng trong toàn bộ hoạt động sống của sinh vật.

Như vậy, theo Lamark, toàn bộ lịch sử phát triển của các dạng sinh vật đã bắt đầu trước đây, bắt đầu bây giờ bằng con đường tự sinh của các dạng nguyên sinh. Tất cả các dạng sinh vật đều là các tác phẩm thực sự của thiên nhiên đã được thực hiện trong một thời gian dài.

* Sự tiến hóa của các dạng sinh vật .

Lúc đầu Lamark là một người theo quan điểm về tính bất

biến của sinh vật. Chỉ về sau ông mới đề cập đến các quan điểm tiến hóa. Theo Lamark, quá trình phát sinh sự sống từ chất vô cơ đã diễn ra và đang diễn ra. Ngày nay trên Trái đất vẫn xuất hiện các động vật nguyên sinh từ chất vô sinh. Từ các dạng ban đầu này dẫn đến các động thực vật ngày nay bằng con đường phức tạp hóa dần qua nhiều thế hệ. Các biến đổi trong quá trình đó diễn ra một cách từ từ, khó nhận thấy. Thời gian địa chất dài vàsự thay đổi của điều kiện sống có một ý nghĩa quan trọng đối với các biến đổi nói trên.

Trong học thuyết của mình, Lamark đã trình bày hai yếu tố cơ bản của tiến hóa là sự tiệm tiến (Gradation) và sự biệt hóa thích nghi do sự thay đổi của điều kiện môi trường sống. Sự tiệm tiến là sự tiến bộ dần dần về tổ chức của cơ thể, "bắt đầu từ những cơ thể đơn giản nhất và kết thúc ỡ những cơ thể hoàn thiện nhất". Như vậy, quan điểm về sự tiệm tiến của Lamark chịu ảnh hưởng của thuyết Thang sinh vật.

Để chứng minh cho quan điểm của mình, Lamark đã căn cứ vào đặc điểm của các cơ quan quan trọng như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn... sắp xếp giới động vật thành 14 lớp trong 6 bậc tiệm tiến. Quan điểm về sự tiệm tiến của Lamark mang nặng dấu ấn của trường phái Tự nhiên thần luận. Ông đã giải thích sinh vật ngày càng có tổ chức phức tạp là do trong mỗi cơ thể đã tồn tại một khuynh hướng tiến tới hoàn thiện, "trật tự tự nhiên do Đấng sáng tạo tối cao của mọi vật áp đặt". Như vậy, sau khi được Thượng đế sáng tạo ra, mọi vật sẽ phát triển theo những quy luật tự nhiên ngoài sự điều khiển của Thượng đế. Tự nhiên thần luận vừa mang tính duy tâm (Thượng đế sáng tạo), vừa mang tính duy vật (vạn vật phát triển theo các quy luật tự nhiên).

* Vai trò của ngoại cảnh.

Khuynh hướng tiệm tiến chỉ quy định chiều hướng tiến

hóa chung của sinh giới từ đơn giản đến phức tạp. Theo Lamark, sự tiệm tiến chỉ đúng và nhận rõ trong những nhóm chính của hệ thống phân loại. Trong thực tế, điều kiện sống không đồng nhất và luôn thay đổi. Đó chính là nguyên nhân phávỡ sự tiệm tiến, làm cho trong mỗi mức độ tiệm tiến sinh vật bị biến đổi về chi tiết cấu tạo. Sự thay đổi này từ từ nhưng được tích lũy qua một thời gian rất dài, ngày càng làm cho sinh vật biến đổi sâu sắc. Lamark cho rằng thực vật và động vật bậc thấp chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống. Đối với thực vật, những thay đổi của điều kiện môi trường sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cơ thể sinh vật, kích thích sự phát triển bộ phận này hay làm tiêu giảm bộ phận khác. Nếu điều kiện môi trường thay đổi được duy trì qua nhiều thế hệ, sẽ dẫn đến sự hình thành loài mới. Khác với thực vật, động vật có hệ thần kinh phát triển chịu ảnh hưởng gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh. Thời gian cần thiết để điều kiện sống làm phát sinh những thay đổi ở nhóm cơ thể này thường dài hơn so với ở thực vật. Lamark đã nêu lên hai quy luật về tác động của điều kiện ngoại cảnh lên động vật. Quy luật thứ hai thường được biết dưới tên "sự di truyền các tính tập nhiễm". Đây là một sai lầm của Lamark.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)