Các học thuyết duy tâm siêu hình về tiến hóa 13 4-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 135 - 137)

10 1-

5.1.2.Các học thuyết duy tâm siêu hình về tiến hóa 13 4-

* Thần tạo luận (Creactionism).

Platon (427-347 tcn), nhà triết học cổ đại Hy- lạp, người đã đặt cơ sở duy tâm thần học cho quan niệm về sự sống. Theo Platon, những ý niệm (eidos) là nguyên hình của mọi sự vật, nó tồn tại một cách độc lập với các sự vật đó. Nói một cách khác, sự vật nhờ có ý niệm mới tồn tại được, sự vật chỉ là cái bóng của ý niệm. Platon đã bảo vệ quan niệm của tôn giáo cho rằng thể xác có sống và chết, và chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất diệt. Thần tạo luận cho rằng mọi sinh vật, kể cả con người đều được tạo hóa sáng tạo ra, trong đó con người được sáng tạo ra đầu tiên. Trong các bộ phận của con người, cái đầu được tạo ra trước hết, vì nó là khí quan của linh hồn. Động vật là sản phẩm suy biến của con người.

* Mục đích luận (Theleology).

Aristolle (384-322 tcn), học trò của Platon, được Mác đánh giá là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại. Ông đã phê phán lý luận duy tâm về các ý niệm của Platon và có nhiều đóng góp cho sinh học. Tuy nhiên, khi giải thích bản chất của sự sống, ông bị trói buộc bởi các quan điểm duy tâm. Sự phát triển của

các hiện tượng tự nhiên được Aristolle giải thích rập theo hoạt động có mục đích của con người. Theo Asistolle, tất cả các hiện tượng thiên nhiên đều tuân theo một hướng duy nhất để đạt được một hình thức lý tưởng, tất cả đểu được thực hiện theo những mục đích cuối cùng. Các sinh vật cổ xưa hướng tới hoàn thiện hơn: hòn đá hướng tới thực vật, thực vật hướng tới động vật, động vật hướng tới con người,và cuối cùng, con người hướng tới Trời. Tư tưởng chủ đạo của Mục đích luận là trong thiên nhiên, mọi đặc điểm của sinh vật đều hợp lý vì đều chứa đựng mục đích sáng tạo của Thượng đế. Ví dụ, ở người hai mắt nằm ở phía trước vì hướng vận động về phía trước, hai tai nằm ở hai bên vì "nghe từ mọi phía"...

Mục đích luận đã ảnh hưởng tiêu cực đến các quan điểm về các đặc điểm thích nghi của sinh vật. Nhiều nhà sinh vật học sau này đã giải thích sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường theo quan điểm của mục đích luận.

* Tiên thành luận và thuyết Thang sinh vật.

Sự ra đời của kính hiển vi cùng với những quan sát ban đầu của trứng và tinh trùng đã dẫn đến sự ra đời của Tiên thành luận. Tiên thành luận giải thích sự hình thành các cơ quan trong quá trình phát triển của cơ thể trên quan điểm của thần tạo luận. Theo thuyết này, trong phôi đã có sẵn một cơ thể thu nhỏ với đầy đủ các cơ quan và bộ phận. Sự phát triển của cơ thể chỉ là sự tăng thêm về kích thước của các cơ quan sẵn có mà không xuất hiện cơ quan nào mới. Nhà sinh học người Đức Harle đã cho rằng trong buồng trứngcủabà Evơ chứa sẵn 200.000 triệu phôi, đủ sinh ra cả nhân loại. Mặt khác, Leeuwenhook lại cho rằng, bào thai với đầy đủ các bộ phận đã có sẵn trong tinh trùng, cơ thể mẹ chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể con đó phát triển. Leuwenhook đại diện cho trường phái animaculism (động vật bé nhỏ).

Như vậy, mặc dù có những quan niệm cụ thể khác nhau, các nhà tiên thành luận đều cho rằng mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể sinh vật đã được định trước, cơ thể chỉ chứa đựng những cái sẵn có của Thượng đế. Khó khăn lớn nhất của tiên thành luận là giải thích hiện tượng biến dị và di truyền. Theo tiên thành luận, con cái phải tuyệt đối giống với bố mẹ của chúng, song lúc bấy giờ người ta đã biết rằng con cái mang các đặc tính của cả bố lẫn mẹ, đôi khi hoàn toàn không giống với bố mẹ. Cùng với sự phát triển của tiên thành luận, Leibniz, nhà toán học và triết học người Đức, và Charle Bonne người Thụy sĩ

đã nêu ra thuyết Thang sinh vật. Thực chất của thuyết này là các luận điểm của Tiên thành luận được áp dụng khái quát cho toàn bộ sinh giới. Bonne đã sắp xếp tất cả các dạng vô cơ và hữu cơ vào những bậc thang tiến hóa khác nhau theo nhiều bậc như mô tả trong hình 5.1.

Trong khi sắp xếp các bậc thang sinh vật, Bonne đã phát hiện các dạng trung gian chuyển tiếp khác nhau. Ví dụ, ông cho rằng tạo đá là trung gian giữa khoáng vật và thực vật ; dơi và sóc bay là trung gian giữa chim và động vật có vú... Bonne đã giải thích sự tồn tại của các dạng trung gian này là do có các mức độ gần nhau của một trật tự đã định trước. Mặc dù thuyết Thang sinh vật mang những nội dung tiến bộ về tiến hóa của sinh giới, tác giả của nó vẫn không nhận thấy được các dạng sinh vật có tổ chức cao được hình thành từ các dạng có tổ chức thấp hơn trong một quá trình tiến hóa lâu dài.

Khỉ o Thú o Chim o Cá o Côn trùng o Thực vật o Tảo đá o Đá o Đất o Nước o Không khí o Lửa o Nguyên tử o

Hình 5.1 . Các bậc thang chính trong thang sinh vật của Bonne.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 135 - 137)