10 1-
4.4.2. Tương tác bổ trợ (TTBT) 11 6-
Tương tác bổ trợ là hiện tượng phải cần đến sự có mặt đồng thời 2 gen trội không alen với nhau thì tính trạng trội mới được biểu hiện. Khi trong tổ hợp chỉ có 1 alen trội hoặc có 2 alen trội của cùng một cặp gen thì nó chưa đủ sức lấn át các alen lặn của cặp gen kia. Tương tác bổ trợ diễn ra theo 2 cơ chế khác nhau: - TTBT không xuất hiện tính trạng trung gian.
- TTBT xuất hiện tính trạng trung gian.
a/ TTBT không xuất hiện tính trạng trung gian:
Khi chỉ có mặt 1 alen trội hay 2 alen trội của cùng 1 cặp gen thì kiểu hình biểu hiện giống như dạng lặn. Sự phân ly kiểu
hình ở F2 là 9 trội: 7 lặn.
Ví dụ: ở 1 loài hoa linh lan, màu sắc hoa được xác định bởi 2 cặp gen Aa và Bb trong đó: A: màu đỏ, a: màu trắng, B: màu đỏ, b: màu trắng. Nhưng màu đỏ chỉ xuất hiện trong tổ hợp chứa 2 alen trội của 2 cặp gen là A-B-. Khi cho cây hoa trắng đồng hợp chứa 1 cặp gen trội lai với cây hoa trắng chứa cặp gen
đồng trội thứ 2, ta nhận được con lai đời F2 có tỷ lệ kiểu hình
là: 9 đỏ:7 trắng.
P: AAbb (trắng) x aaBB (trắng) Gp: Ab aB
F1 : AaBb (100% hoa đỏ)
F1 x F1: AaBb x AaBb
F2 : 9 A-B-: hoa đỏ ∏ 9 đỏ. 3 A-bb: hoa trắng
3 aaB-: hoa trắng 7 trắng. 1 aabb: hoa trắng
b/ Tương tác bổ trợ có xuất hiện tính trạng trung gian.
Khi trong tổ hợp chỉ có 1 alen trội hay 2 alen trội của
cùng 1 cặp gen thì kiểu hình được biểu hiện dưới dạng trung gian nhưng vẫn là kiểu hình trội, khác với đồng dạng lặn.
Ví dụ: Trong sự di truyền tính trạng quả bí có sự tham gia
của 2 cặp gen Dd và Ff, trong đó: D: quả tròn, d: quả dài, F: quả tròn, f: quả dài.Tổ hợp D-F-: cho dạng quả dẹt (tính trạng trội trung gian). Khi cho lai 2 cá thể có dạng quả tròn đồng hợp, mỗi
cá thể có chứa 1 cặp alen trội của cùng 1 gen thu được F2 phân
ly theo tỷ lệ : 9 trội : 6 trung gian : 1 lặn. Sơ đồ lai: P : DDff (tròn) x ddFF(tròn) Gp : Df dF F1 : DdFf (100% quả dẹt) GF1 : (DF, Df, dF, df)2 F2 : 9 D-F-: quả dẹt ∏ 9 dẹt 3 D-ff: quả tròn 3 ddF-: quả tròn 6 tròn
1 ddff: quả dài ∏ 1 dài