Những quan điểm của tôn giáo và quan niệm hoang đường trong thần

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 134 - 135)

10 1-

5.1.1. Những quan điểm của tôn giáo và quan niệm hoang đường trong thần

trong thần thoại về tiến hóa.

Tiến hóa (evolution) có nghĩa là "dãn ra", hay "mở ra", là sự chuyển dần một cách có quy luật từ trạng thái này sang trạng thái khác theo một hướng xác định ngày càng hoàn thiện hơn.

Ngay từ thời thượng cổ, con người đã quan tâm đến vấn đề

bản chất của sự sống và nguồn gốc của các loài sinh vật trên Trái đất. Vấn đề này đã có rất nhiều cách trả lời khác nhau, tuy nhiên, tất các cách trả lời đó đều huộc về hai quan điểm: hoặc duy tâm siêu hình, hoặc duy vật. Quan điểm duy tâm siêu hình cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ và mọi sinh vật trên Trái đất đều do Thượng đế sáng tạo ra và bất biến. Có thề nói, quan điểm duy tâm siêu hình về tiến hóa của sinh giới chiếm một địa vị thống trị trong một thời gian dài trước khi học thuyết Darwin ra đời.

Trong buổi sơ khai, cuộc sống của con người hầu như phụ thuộc vào thiên nhiên, kiến thức khoa học rất thô sơ và ít ỏi. Để giải thích các hiện tượng thiên nhiên quanh mình, con người phải dựa vào các nhân tố siêu hình như Trời và Thượng đế... Chuyện "Thần trụ trời" của người Kinh kể rằng Ngọc hoàng Thượng đế là chúa tể của Thế gian điều khiển 12 vị thần xây dựng nên trời, đất, núi sông. Sau đó Ngọc hoàng dùng chất cặn trong trời đất nặn ra đủ loại giống vật, chọn những chất tinh túy nhất tạo nên con người, vì vậy con người khôn hơn muôn vật. Theo thần thoại Trung quốc, sau khi Bàn Cổ tạo nên trời đất, thần Phục Hi đã tạo ra muôn vật và thần Nữ Oa dùng vàng tạo nên con người. Các dân tộc khác cũng có những chuyện thần thoại tương tự. Người Ai-cập cổ đại cho rằng thần Khnum đã nặn ra những con người đầu tiên trên bàn xoay làm đồ gốm.

Đa số các tôn giáo đều thừa nhận có một lực lượng siêu tự

nhiên, phi vật chất ngự trị trên thế gian. Theo kinh thánh của Thiên chúa giáo, Đức Chúa Trời là linh hồn bất diệt, toàn lực, toàn quyền. Chúa Trời đã tạo ra Bầu trời và Trái đất. Trái đất không có hình dạng, hoang vắng và chìm đắm trong bóng tối. Khắp nơi chỉ có nước phủ đầy, phía trên nước chỉ có thần linh. Chúa Trời đã tạo ra trời đất, muôn vật, kể cả con người trong 6

ngày, ngày thứ năm sinh ra các loài động vật và ngày thứ sáu sinh ra loài người. Chúa Trời đã dùng đất sét nặn ra người đàn ông đầu tiên đặt tên là Ađam, sau đó lấy một xương sườn của Ađam để tạo nên người đàn bà đầu tiên là Evơ. Đến ngày thứ bảy Đức Chúa Trời nghỉ ngơi, ban phước lành cho muôn vật sau khi đã sáng tạo ra toàn bộ Thế giới.

Theo sách Nhà Phật, (thế kỷ thứ 6), toàn bộ không gian có

3000 thế giới, mỗi thế giới lại chia thành các tầng: Trên có Trời, Thần thánh; giữa có người, chim thú, thảo mộc; dưới là địa ngục, ma quỉ. Tất cả có 28 cỏi trời. Vạn vật chúng sinh đều biến hóa theo vòng luân hồi, kiếp này sang kiếp khác trong 28 cỏi ấy. Mọi vật đều có linh hồn, người có thể hóa kiếp thành cầm thú, cỏ cây. Ngược lại, cỏ cây, muông thú cũng có thể biến hóa thành người.

Ngoài những quan niệm hoang đường trong thần thoại và tôn giáo, nhiều nhà khoa học cũng đã cố gắng giải thích các hiện tượng tiến hóa, lý giải nguồn gốc của sinh giới. Tuy nhiên, do những hạn chế về kiến thức khoa học và lịch sử, nên phần lớn các học thuyết tiến hóa lúc bấy giờ đều là các học thuyết duy tâm về tiến hóa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sinh học đại cương pdf (Trang 134 - 135)