10 1-
5.3.3. Đánh giá học thuyết về chọn lọc tự nhiên của Darwin 14 3-
Học thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin được xây dưng một cách hệ thống trên một cơ sở khoa học chặt chẽ. Ông đã nhận thấy vấn đề trung tâm của lý luận tiến hóa là giải quyết vấn đề thích nghi của sinh vật. Thực tế cho thấy ông đã giải quyết thành công vấn đề này trên quan điểm duy vật. Học thuyết của ông đã nhanh chóng được các nhà khoa học thừa nhận.
Trước Darwin, các nhà mục đích luận cho rằng tính thích nghi củasinh vật là sáng tạo của Thượng đế, nó hợp lý tuyệt đối và không thay đổi. Chống lại quan điểm trên, Darwin đã chứng
minh rằng các đặc điểm thích nghi ở sinh vật là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên, chỉ có tính hợp lý tương đối, ngày càng hoàn thiện và có thể thay đổi khi điều kiện sống thay đổi.
Darwin đã phê phán cách giải thích tính hợp lý của thế giới hữu cơ trong quan điểm của thần tạo luận và mục đích luận. Tính hợp lý này không phải là mục đích sáng tạo hay xếp đặt của thượng đế mà là kết quả của quá trình chọc lọc. Chính trong quá trình chọn lọc, các dạng hợp lý sẽ được giữ lại và phát triển, các dạng không hợp lý sẽ bị đào thải.
Mặc dù lúc bấy giờ di truyền học chưa phát triển, Darwin
đã nhận thấy vai trò của biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên, xem đấy như những nhân tố chính của quá trình tiến hóa. Sinh vật luôn phát sinh các biến dị ngẫu nhiên theo nhiều hướng khác nhau. Di truyền tích lũy các biến dị có lợi và chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng, nhịp điệu tích lũy, là nguyên nhân hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
Một cống hiến nữa của Darwin là ông đã đề cập đến một khía cạnh mới trong tác dụng của các yếu tố ngoại cảnh, phân biệt ngoại cảnh với chọc lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên là tác dụng của các yếu tố chi phối sự tồn tại của sinh vật thông qua sự đấu tranh sinh tồn và đào thải các dạng kém thích nghi . Mặc dù có những đóng góp to lớn, Học thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin cũng có những hạn chế nhất định. Chỉ thấy được các biến dị cá thể mà không thấy được nguyên nhân của nó. Darwin đã không giải quyết được triệt để mối quan hệ nhân quả trong sự tiến hóa của thế giới hữu cơ. Mặc khác do chưa hiểu biết về quá trình di truyền, về sau Darwin có xu hướng trở lại với quan điểm của Lamark về tác dụng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh.