Tổng quan về hệ thống ngân hàng ở Mỹ
Nước Mỹ có hệ thống ngân hàng lớn nhất thế giới. Vào năm 2010, hệ thống ngân hàng Mỹ có khoảng 7 135 NHTM, khoảng 85 000 chi nhánh. Đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Mỹ là Cục dự trữ Liên bang (NHTW của Mỹ) FED (thành lập năm 1913) gồm một hệ thống 12 Ngân hàng dự trữ liên bang.
Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Cuộc đại suy thoái kinh tế năm 1932
Nhằm giảm nợ xấu trong các ngân hàng, Chính phủ thành lập Tổng công ty tái thiết tài chính vào năm1932 với số vốn ban đầu Quốc hội cung cấp 500 triệu USD, được quyền vay đến 2 tỷ USD. Công ty này tiến hành chuyển các khoản nợ xấu của các ngân hàng thành cổ tức ưu đãi. Việc làm này nhằm có hiệu quả nhưng cũng còn hạn chế vì yêu cầu công khai số lượng vay và tên tổ chức đi vay nên gây ảnh hưởng
đến uy tín của tổ chức đi vay. Bên cạnh đó Chính phủ cũng tiến hành quốc hữu hóa một số ngân hàng và để các ngân hàng yếu kém phá sản.
Khủng hoảng kinh tế năm 1980
Khủng hoảng nợ và tiết kiệm (Saving & Loan) tại Mỹ trong thập kỷ 1980 có nguyên nhân từ các khoản vay được định giá thấp và chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nếu khoản tín dụng rủi ro trở thành nợ xấu, phần lỗ sẽ nhận được bảo lãnh từ Chính phủ.
Sau khi khủng khoảng xảy ra, để xử lý số nợ khó đòi liên quan đến các khoản vay thế chấp mua nhà, công ty xử lý nợ (RTC) mua các khoản nợ khó đòi, thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa với các sản phẩm chứng khoán được đảm bảo bởi tài sản cầm cố và bán lại cho các nhà đầu tư. RTC cũng đã tiến hành mua lại các ngân hàng nhỏ, các khoản nợ xấu, các tài sản thiếu thanh khoản với tổng chi phí là 400 tỷ $.
Khủng hoảng kinh tế năm 2008
Chính sách tiền tệ nới lỏng của Mỹ đã tạo ra bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán. Sự bùng nổ cho vay dưới chuẩn, các công cụ tài chính mới và sự bãi bỏ các quy định liên quan đến hoạt động của ngân hàng làm gia tăng nợ xấu, làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó dẫn đến vấn đề thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng. Cuộc khủng hoảng bắt đầu với sự sụp đổ của Lehman Brothers và một số ngân hàng, tổ chức tài chính khác, sau đó nhanh chóng lan rộng ra nền kinh tế toàn cầu.
Cách xử lý nợ xấu của Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008
Để phục hồi nền kinh tế, giải quyết hậu quả nặng khủng hoảng Chính phủ Mỹ nỗ lực điều tiết nền kinh tế vĩ mô và kết hợp các chương trình như: Chương trình mua vốn (PPP), Chương trình hỗ trợ vốn (CAP), Kế hoạch Ổn định Tài chính, Quỹ công – tư cho việc mua lại tài sản ( PPIP).
Những hành động của Chính phủ:
NHTW Mỹ cắt giảm lãi suất để khơi thông dòng vốn, giảm lãi suất cơ bản từ 5% xuống 0.25%, tiếp quản một số TCTD lớn như Freddie Mac và Fannie nhằm giúp những tổ chức này tránh khỏi nguy cơ phá sản, nỗ lực bảo lãnh cho các TCTD với con số lên đến 1 300 tỷ $ đầu tư vào nhiều tài sản rủi ro khác nhau. Chính phủ bơm
tiền hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích tiêu dùng và cho vay. Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới AIG đã được chính phủ Mỹ bơm vào 85 tỷ $. FED quyết định dùng 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu của các Ngân hàng.
Một loạt các chƣơng trình đƣợc triển khai đồng thời với các chính sách vĩ mô để đƣa nền kinh tế Mỹ vƣợt qua khủng hoảng nhƣ:
Đầu tiên, chƣơng trình mua vốn CPP (Capital Purchase Program) thực hiện vào tháng 10/2008 trong khuôn khổ Chương trình Cứu trợ Tài sản có vấn đề TARP: CPP được phân bổ hơn 250 tỷ $ để mua những cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng như Citigroup, JP Morgan Chase, Wells… Các cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng sẽ được trả 5%/cổ phần trong 5 năm đầu, và 9%/cổ phần những năm sau đó. Các cổ phiếu có kỳ hạn thanh toán không giới hạn và dễ bị mua lại trong vòng 3 năm (hoặc sớm hơn). Và để mua cổ phần ưu đãi, Chính phủ Mỹ đã đạt được một quyền chọn trong việc mua cổ phần phổ thông có trị giá không quá 15% cổ phần ưu đãi.
Tiếp sau chương trình mua vốn, vào tháng 2/2009, chương trình hỗ trợ vốn và kế hoạch ổn định tài chính được thực hiện đồng thời nhằm tăng cường hiệu quả.
Chƣơng trình hỗ trợ vốn (CAP): là giai đoạn thứ hai của chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng (sau CPP). Trong giai đoạn đầu tiên, tài chính sẽ được cung cấp thông qua các cổ phiếu ưu đãi. Cổ tức là 9% mỗi cổ phần, cổ phiếu ưu đãi có thể được chuyển đổi thành cổ phần thường ở mức giá được thiết lập (90% giá trị đóng cửa trung bình cho thời kỳ từ ngày 20/01 đến ngày 09/02). Khi cổ phiếu ưu đãi không được chuyển đổi hoặc mua lại, 7 năm sau nó sẽ được tự động chuyển đổi thành cổ phần thường.
Cùng với CAP đầu tháng 2/2009, một gói các biện pháp tài chính để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đã được phê duyệt. Chương trình được đề ra nhằm giúp giảm nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản. Kế hoạch này gồm cuộc kiểm tra đầy căng thẳng tất cả các ngân từng ngân hàng (mở rộng của chương trình CPP). Thiết lập quỹ đầu tư tư nhân để mua lại những tài sản có vấn đề. Mở rộng chương trình cho vay TALF3
.
3
TALF (Term Asset-Backed Securities Loan Facility) là Chương trình Tài trợ Bảo chứng định kỳ. TALF được thiết kế để tạo tín dụng sẵn có đến khách hàng và doanh nghiệp với những điều kiện dễ dàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành chứng khoán dựa trên tài sản tài chính (ABS) và cải thiện thị trường ABS.
Bên cạnh đó 3/2009 với mục đích thu hút đầu tư 500-1000 tỷ$ để mua tài sản có vấn đề từ các ngân hàng và khôi phục lại thị trường trong các khoản vay và chứng khoán tài sản tài chính, Quỹ công – tư cho việc mua lại tài sản (PPIP) được thành lập, vốn 75 – 100 tỷ USD của quỹ TARF và các quỹ bổ sung từ các nhà đầu tư tư nhân.
Trong lĩnh vực cho vay, một số ngân hàng lớn của Mỹ (JPMorgan, Bank of American) tiến hành hoãn các vụ tịch thu tài sản, nỗ lực làm việc với người đi vay nhằm tạo điều kiện cho họ có thể trả nợ với các biện pháp như giảm lãi suất, giảm giá trị các khoản chi trả.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua tìm hiểu về công tác xử lý nợ xấu của Mỹ, một số giải pháp được rút ra cho Việt Nam như sau:
- Chính phủ hỗ trợ và cung cấp tiềm lực vốn đủ lớn thành lập công ty xử lý nợ xấu tiến hành xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trong toàn bộ nền kinh tế, tạo dựng một tiềm lực vững mạnh về tài chính cũng như pháp lý cho công ty này. - Cũng có thể xử lý nợ bằng cáchtiến hành mua lại các khoản nợ khó đòi, thực
hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa với các sản phẩm chứng khoán được đảm bảo bởi tài sản cầm cố và bán lại cho các nhà đầu tư.
- Thêm vào đó, cần hạ lãi suất và hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích tiêu dùng và cho vay
- Các ngân hàng cần có các biện pháp hỗ trợ khách hàng như gia hạn nợ, giảm lãi suất, giảm giá trị các khoản cho vay giúp khách hàng có khả năng trả nợ.